Tình yêu pha lê
Posted at 27/09/2015
816 Views
“Con thích ở cạnh cậu ấy, giúp cậu ấy đọc sách, ôn bài, ghi bài cho, sau khi tan học ngồi xe cậu ấy về nhà. Thế nhưng con chỉ coi cậu ấy là bạn thân”.
“Vậy Tiêu Tinh Dã có đồng ý coi con là bạn thân không?”.
“Đồng ý chứ”. Điềm này cô với Tiêu Tinh Dã đã thỏa thuận ngầm với nhau rồi. “Mẹ, yêu sớm là không tốt, phải không ạ?”.
Bà Điền Tuệ Văn làm ở công ty nước ngoài nhiều năm rồi nên bà chịu ảnh hưởng nhiều của người phương Tây. Bà cảm thấy yêu đương là tự do của con trẻ, vì thế không cảm thấy sợ hãi hay lo lắng về chuyện yêu sớm, bà nghĩ những cô cậu thiếu niên trẻ tuổi có tình cảm với đối phương trong giai đoạn này là một điều bẩm sinh.
Vì thế bà rất cởi mở khi nói với con: “Tình yêu tuổi học trò ấy mà, do cả hai đều chưa trưởng thành nên ít có kết quả lắm! Cũng chính bởi chưa trưởng thành cho nên tình yêu đầu ở giai đoạn này đều rất đẹp và trong sáng. Tình yêu của thời niên thiếu hoàn toàn là do nhu cầu tình cảm, chỉ đơn thuần là tôi thích bạn, bạn thích tôi. Hoàn toàn không như người lớn sẽ suy nghĩ đến những vấn đề thực tế. Điều kiện nhà cậu ấy thế nào? Công việc tốt không? Thu nhập cao không? Tương lai hoàn toàn nằm trong những vấn đề nhà cửa, xe cộ. Tình cảm học trò là tình cảm trong trắng không có tì vết, mẹ cảm thấy chẳng có gì không tốt cả”.
Johann Wolfgang von Goethe đã viết trong “Phiền não mà thiếu niên duy trì” rằng: Có thiếu nữ nào không tiếc xuân, có chàng trai nào không chung tình.
Puskin năm 14 tuổi đã viết về tình yêu đầu tiên của mình thế này: Một trái tim đầy nhiệt huyết đã bị chinh phục rồi. Tôi thừa nhận, tôi đã rơi vào lưới tình.
Những cô cậu thanh thiếu niên trong thời kỳ thanh xuân có những rung động đầu đời không gì đáng chê trách cả.
Lâm Nguyệt Loan nghe xong cảm thấy rất ngạc nhiên: “Mẹ, con không nghĩ mẹ sẽ nói thế đâu. Tư tưởng của mẹ thật cởi mở”.
“Đương nhiên, có điều mẹ phải nhắc nhở thế này: Mẹ đồng ý cho yêu sớm, đồng ý nhu cầu tình cảm về mặt tinh thần, nhưng mẹ kiên quyết phản đối những hành vi tình dục ở tuổi này, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường”.
“Dạ thưa mẹ…” Lâm Nguyệt Loan đỏ bừng mặt.
Đêm đó hai mẹ con nói chuyện đến nửa đêm rồi mới mông lung chìm vào giấc ngủ.
9 h sáng hôm sau.
Lâm Nguyệt Loan thu dọn hành lý giúp mẹ, hai mẹ con đang định ra sân bay thì chuông cửa bỗng đổ chuông. Lâm Nguyệt Loan chạy ra ngoài mở cửa, cô sững lại, đứng trước cửa lại là bà Minh.
Thấy con gái đứng yên ngoài cửa, bà Điền Tuệ Văn cũng ngó ra nhìn rồi hỏi: “Loan Loan, đây là…”.
Bà Minh cũng nhìn thấy người phụ nữ trong nhà, ánh mắt bà nhìn sang bà Điền Tuệ Văn rồi nói: “Chào chị, chị là bà Lâm? Tôi là mẹ cháu Minh Nhật Lãng”.
Mẹ Minh Nhật Lãng tự mình tìm đến đây, không biết có chuyện gì? Đương nhiên là không phải để nói chuyện phiếm rồi, bà Tuệ Văn cũng chững lại. Sau đó vội lên tiếng: “Chào chị, mời chị vào nhà”.
Bà Minh bước vào và nói: “Xin lỗi chị tôi đến quá đường đột. Không liên lạc gì mà đã đến chơi, thất lễ quá. Tôi cũng không có điện thoại của nhà nên…”.
Nói xong bà đưa mắt nhìn túi hành lý đang xếp dở: “Chị Lâm, chị sắp ra ngoài à?”.
“Vâng, chị Minh, thật ngại quá, tôi e không tiếp đón chị chu đáo được, tôi 10 giờ phải lên máy bay rồi”.
“Là tôi nên ngại mới đúng, đến làm phiền không đúng lúc. Chị Lâm, nếu chị cho phép tôi sẽ đưa chị ra sân bay. Xe tôi ở dưới nhà”.
Xem đồng hồ, bà Điền gật đầu đồng ý: “Vậy làm phiền chị Minh rồi”.
Chiếc xe chất lượng cao lao vút đi trên đường bằng phằng của thành phố A, cảm giác cứ như không phải xe đang đi vậy. Lâm Nguyệt Loan ngồi trên ghế phụ, trong lòng lo lắng khấp khởi. Thỉnh thoảng lại nhìn qua gương chiếu hậu, cảm giác giữa hai hàng ghế trước sau có tấm màn cách âm và ngăn cản, chẳng nhìn thấy mẹ và bà Minh, càng không biết hai người đang nói chuyện gì với nhau.
Xe đến sân bay rồi mà người ngồi sau vẫn chần chừ không xuống xe, lâm, Nguyệt Loan chịu khó ngồi đợi, đợi đến lúc không đợi được nữa cô mới nhẹ nhàng gõ cửa kính ô tô, nhắc nhở hai người đang nói chuyện vô cùng say mê.
Lát sau bà Điền Tuệ Văn mới bước xuống xe, quanh mắt hoe đỏ. Bà Minh nói với ra ngoài với Nguyệt Loan: “Cháu tiễn mẹ đi nhé, bác ngồi đợi trong xe”.
Thấy Lâm Nguyệt Loan và mẹ đi vào trong rồi, ánh mắt mà Minh mới lộ rõ vẻ thương cảm. Nghĩ rồi bà lấy điện thoại ra và gọi: “Alo, A Lãng à…”.
Lâm Nguyệt Loan cứ đợi mẹ sẽ nói cho mình nghe chuyện bà nói với bà Minh, thế nhưng bà Điền không nói gì cả. Chỉ đến khi gần vào đường ra máy bay, bà mới nói: “Loan Loan, sau này mẹ không ở bên cạnh, bác Minh sẽ chăm sóc con thay mẹ”.
Lâm Nguyệt Loan nghe nói mà giật mình: “Mẹ, mẹ nói cái gì thế? Sao con phải cần bác ấy chăm sóc?”.
“Mẹ đã nhờ người ta chăm sóc con rồi, Loan Loan, con không biết rằng…”. Bà Điền Tuệ Văn nghẹn ngào không biết nói thế nào.
“Nói chung, bác Minh là người mẹ tin tưởng và cũng muốn nhờ cậy. Tuy bác ấy vì con trai mình nên mới miễn cưỡng chấp nhận chăm sóc con, thế nhưng bà ấy có thể quan tâm trong sóc đến những người khác ngoài con mình như thế *là mẹ yên tâm lắm rồi”.
(Câu gốc: Yêu mái nhà, yêu cả con chim, yêu con mình, ngoài con mình ra còn những đứa trẻ khác nữa)
“Thế nhưng, mẹ…”.
Lâm Nguyệt Loan chưa nói hết câu thì mẹ cô đã buông hành lý và ôm chặt cô vào lòng. Có những giọt nước mắt ấm áp rơi trên cổ cô.
“Mẹ”.
Hai mẹ con lần nào gặp nhau cũng thế, ở bên nhau thì ít mà chia ly thì nhiều, cảnh tiễn biệt lần nào cũng đầy nước mắt. Bà Điền Tuệ Văn là phụ nữ lập nghiệp, trên thương trường có thể đánh nhau chảy máu chứ không rơi lệ, trong cuộc sống thì lại là người sống nội tâm và trầm tĩnh. Lâm Nguyệt Loan chưa bao giờ thấy mẹ khóc, cảm nhận được sự khác biệt, cô ngạc nhiên hỏi: “Mẹ, có phải… sau này mẹ không về thăm con nữa không?”.
Sâu xa trong lòng cô đã có dự cảm không tốt.
Bà ngập ngừng một hồi rồi mới nói: “Loan Loan, mẹ và chồng sẽ cùng di cư sang Canada. Lần này về thăm con là lần cuối cùng”.
Trong khoảnh khắc ấy sự cô đơn bao phủ như lần đầu tiên hai người chia xa, người đến người đi trong sân bay bỗng dưng trở nên thật mơ hồ. Lâm Nguyệt Loan một mìn đứng giữa nơi đó, mắt nhìn xung quanh, cảm giác như nhìn thấy những người thân cạnh mình lần lượt ra đi, một mình cô ở lại… nước mắt từ bao giờ đã vây quanh khoe mắt, từng giọt, từng giọt rơi xuống giống như trái tim đang tan vỡ từng mảnh, từng mảnh.
Bà Tuệ Văn cũng nước mắt lưng tròng: “Loan Loan, mẹ đã gửi một khoản tiền vào thẻ của con. Sau khi ra nước ngoài mẹ vẫn tiếp tục gửi. Cũng đã nhờ được bác Minh chăm sóc con nên mẹ cũng yên tâm phần nào”.
Lâm Nguyệt Loan không nói thêm được câu nào nữa, cô cứ đứng im như khúc gỗ, nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Bên tai vang lên tiếng nói của nhân viên sân bay, nhắc nhở hành khách chuẩn bị vào đăng ký. Bà Tuệ Văn lau nước mắt và nói với con: “Loan Loan, mẹ đi đây”.
Bà vừa nói vừa bước lên định ôm Lâm Nguyệt Loan lần cuối. Thế nhưng cô lùi lại một bước, tránh xa bà. Đôi tay bà đưa ra rồi sững lại giữa không trung, bà thở dài rồi kéo hành lý đi về phía đường ra máy bay.
Thấy bóng mẹ sắp biến mất, Lâm Nguyệt Loan không kiềm chế được nữa, cô gào khóc: “Me… nếu biết có ngày hôm nay… tại sao ngày đó mẹ còn sinh con ra làm gì?”.
Lời nói như xé nát tâm can, nước mắt càng lăn dài trên má. Nhìn theo bóng mẹ đã dừng lại, ngập ngừng, thế nhưng cuối cùng vẫn rẽ vào đường thông đạo.
Lâm Nguyệt Loan tuyệt vọng nhắm mắt lại, bầu trời trước mắt tối sầm một màu.
Thiếu nữ mỏng manh như cành liễu đang khóc như mưa trong sân bay khiến ai đi qua cũng ngoái lại nhìn bằng ánh mắt khó hiểu, vừa lạ lẫm vừa thương xót. Cuộc chia ly thế nào khiến cô khóc thảm thiết như thế chứ?
Lâm Nguyệt Loan bước ra ngoài cửa lớn phía sân bay cũng là lúc đồng hồ điểm 10 giờ. Một chiếc máy bay vừa cất cánh trên đỉnh đầu, có phải mẹ đã đi chuyến đó không?
Đi rồi, đi hết rồi. Bố tử biệt, mẹ sinh ly, những người thân thiết với cô nhất trên đời này giống như chiếc máy bay kia, đã bay càng lúc càng xa trong những ngày thu lạnh gió…
Càng nghĩ càng nghĩ Lâm Nguyệt Loan càng cảm thấy bi thương. Bước chân đã không thể cất lên được nữa, hai chân chững lại ở ngay bậc thang, cô ngồi xuống thu gối lại trong hai cánh tay và vùi đầu vào đó mà khóc nức nở. Từ bây giờ về sau, cô chỉ có một mình. Ngoài đôi tay này ra cô còn có thể trông chờ vào đôi tay khác nâng đỡ mình sao?
Không biết đã khóc bao lâu nữa, một đôi tay ấm áp đặt lên vai cô. Cô nấc nghẹn nhìn lên, là Minh Nhật Lãng đang đứng trước mặt cô, đôi mắt màu xanh ấy cũng đầy niềm đau và nước mắt. Đôi mắt ấy với đôi mắt cô bây giờ như sinh đôi, chẳng phân biệt được ai với ai.
Vì đôi mắt ấy đã day cho Lâm Nguyệt Loan hiểu rằng, nỗi đau của cô không cần phải nói ra, nhưng Minh Nhật Lãng có thể cảm nhận được và chia sẻ nó với cô. Bất giác cô dựa vào vai cậu và khóc, nước mắt ướt đẫm đôi vai cậu. Minh Nhật Lãng cũng khóc, lặng lẽ, nhuốm ướt mái tóc cô. Cậu không biết cách nói những lời ấm áp, dễ nghe để an ủi cô, cậu chỉ biết thật lòng ở bên người con gái mà cậu yêu thương. Đau nỗi đau của cô, bi nỗi lòng của cô…
Bạn đã bao giờ thực lòng yêu một người? Nụ cười của người ấy khiến bạn vui, nỗi đau của người ấy khiến bạn buồn, niềm vui nỗi buồn cứ vây quanh tâm trạng của bạn. Khi nhìn thấy người ấy đau buồn mà rơi lệ, bạn sẽ cảm thấy trái tim mình như bị dao cứa…
Sau khi về đến thành phố B bà Điền Tuệ Văn liền chuẩn bị mọi thủ tục giấy tờ để giao quyền giám hộ con gái cho bà Minh, nhờ bà giám hộ con gái thay mình. Sau khi nhờ luật sư làm mọi thủ tục giấy tờ hoàn chỉnh, bà lấy danh nghĩa người giám hộ của cô để đưa Lâm Nguyệt Loan về sống trong nhà mình.
Nói thế nào Lâm Nguyệt Loan cũng không muốn đi, bà Minh nói: “Bây giờ bác là người giám hộ của cháu, bác phải thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật, chăm sóc và bảo vệ an toàn cho cháu. Nếu bác để cháu ở đây không chăm lo gì, nếu cháu có chuyện bác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
“Bác Minh ạ, một mình cháu ở đây mấy năm rồi, cháu chăm sóc được mình, không có chuyện gì đâu ạ”.
“Đợi đến lúc có chuyện thì đã muộn rồi. Đừng cứng đầu nữa, cháu mau thu dọn đồ đạc rồi đi cùng bác. Bác nhất định phải đưa cháu về nhà”...