XtGem Forum catalog

Người anh hùng

Posted at 27/09/2015

233 Views

Nhưng chẳng mấy ai buồn mua, bà thẩn thờ bước ra với vẻ mệt mỏi, ánh mắt hướng về nơi xa xăm như lo toan cho hai bữa trong ngày.
Nơi đó, cảnh hỗn chiến xảy ra quyết liệt, gay cấn. Kẻ bị chém phải đau đớn bên vết máu, kẻ hớt hãi bỏ chạy thụt mạng.
. . . .
- Vé số sắp đến giờ xổ đây!
Ở nơi này, bà Sáu vội vã chạy mời mọc những người qua đường mua vé số vì đã sắp đến giờ chốt sổ, phải lo hoàn lại số vé thừa cho đại lí.
. . . .
- Đại ca, để nó cho em thanh toán! - Tên đàn em quá khích cố tỏ ra bản lĩnh trước mặt đại ca mình.
Nhưng Long Cưu cũng chẳng vừa, cũng muốn chứng tỏ mình, liền la hét om sòm.
- Chém nó!
Và sau tiếng hô hào đó, hắn đã thẳng tay với vêt chém chí mạng vào đối phương, mắt hắn hăng tiết lên, chém như điên dại. Cũng ngay lúc ấy, trên đường về nhà khi đến đoạn giao nhau của hai ngã đường chợt thấy vỏ lon nằm lăn lốc gần đấy, bà Sáu nhẹ người khom xuống nhặt thì không may bị chiếc mô tô cũng vừa trờ tới tông phải, làm bà té nhào qua một bên đường nằm sõng soài. Mắt mờ dần trước những chùm sáng cuối cùng của ánh hoàng hôn đang khuất lặn, tay vẫn còn nắm chặt lấy chiếc lon móp méo đã với được. Từ từ lặng đi trong tiếng lao xao của người dân hiếu kì vây quanh.
Mấy chốc, tiếng xe cấp cứu vang lên từng hồi nghe thê thiết theo người bị nạn, trong từng nhịp thở yếu ớt. Được một đoạn thì ngược chiều vơi xe cảnh sát áp giải phạm nhân về đồn, âm thanh của hai chiếc xe ấy chan hòa vào nhau làm nên sự ai oán, não nề của một buổi cuối ngày.
Sau khi bị giải về về trụ sở công an, Long Cưu cùng đồng bọn bị tạm giam chờ ngày xét xử. Và rồi ngày ấy cũng đến, trong một phiên tòa lưu động, hắn bị tuyên án tử về hành vi giết người của mình, bà Sáu như rã rời, đổ sập xuống nền khán phòng xử án, cố lê lết đến trước tòa xin được kháng cáo nhưng bất thành. Người con yêu dấu của mình đang dần dần xa khi bị giải ra xe, dạt về khám Chí Hòa. Nhưng tuyệt nhiên, hắn không biểu lộ một chút nào tỏ ra sợ sệt hay hối lỗi, cái anh hùng trong hắn vẫn dâng cao tột độ dù cái chết đang kề cận. Lạnh lùng bước đi không muốn phí một ánh mắt về người mẹ già đang đổ sập dưới chân mình, từ chối tình cảm ấy mà đối với hắn đó chỉ là sự thương hại.
Ngày tháng trôi qua, vẫn không hề có một sự thay đổi nào với Long Cưu. Hắn trở nên lầm lì, lúc nào cũng hướng một ánh mắt vô hồn lên bầu trời xanh ngắt qua ô cửa tù, tiếng chim líu lo ngoài ấy như lùa những nỗi nhớ khó dứt của một thời anh hào về lại trong tâm trí. Hắn mỉm cười trên bờ môi nhạt, cứ như đã thỏa mãn một đời người, không còn luyến tiếc chi vì đã vang bóng trên giới giang hồ. Không thèm đếm xỉa gì đến người mẹ già yếu và đứa con thơ dại. Với hắn, đứa con ấy là cái đầu đề của sự oán hận mối tình cay đắng mà ả vợ hờ đã gieo vào trái tim thuở mới biết yêu. Còn người mẹ lại là sự trách hờn thời ấu thơ vì đã không cho hắn được như người ta.
- Như lúc này chẳng hạn, ngay đến một lần thăm hỏi cũng không thấy, lần trước trong tù cũng vậy giờ vẫn thế.
Hắn lầm bầm trong miệng, răng cắn vào bờ môi làm nát đi da thịt rỉ máu nghe mặn chát ở đầu lưỡi, vờ như mình đang hít thật sâu một hơi thuốc lào rồi nhả ra từng làn khói trắng bay. Hắn chỉ tay về nơi ấy mà cay nghiến.
- Đã vậy thì hãy đợi thằng này nhắm mắt khi thi hành án xong rồi hẳn thăm.
. . . .
Khi trở về, thời gian này bà Sáu như kẻ mất hồn, lúc nào cũng trong tâm trạng u sầu, dật dờ trên phố như một bóng ma. Vì cuộc mưu sinh, vì đứa cháu nội tội nghiệp bà phải nhọc nhằn ngày qua ngày, rong rủi khắp các nẻo đường để bán vé số. Dáng đi chậm rãi, yếu mệt sau từng bước chân nhấc lên trong khập khiễng vì tai nạn lần trước làm ảnh hưởng đến khớp gối, nhưng bà vẫn đi về phía trước, cứ ngỡ như càng lúc càng bước đến gần con trai yêu quý của mình hơn. Ngày ngày tháng tháng dần qua, số tiền chắt chiu dành dụm cũng không đáng là bao, nhưng nỗi nhớ con lại quá lớn khiến bà phải đánh liều một chuyến đến trại giam Chí Hòa để thăm. Đành gửi bé Ni cho cô Tư cùng ít tiền, còn mình lận vài đồng tiền lẻ làm hành trang đi đường. Qua nhiều tuyến xe buýt, cùng đôi ba lần đi bộ lếch đôi chân sần sùi chai sạn trên con đường, thỉnh thoảng xin hành khất qua bữa để đủ sức lực mà tiếp bước, đi về nơi xoa dịu những nhớ nhung.
Ở khám trại giam Chí Hòa, một biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn bởi lối kiến trúc của nó, điều đặc biệt nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong đều được thiết kế theo cung vị. Chính vì thế, người bình thường khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra. Nghe giang hồ đồn đoán bấy lâu, nhưng Long Cưu vẫn đánh liều lên kế hoạch đào tẩu nhưng bất thành vì thế đất, kiến trúc hình bát quái của khám quá kiên cố và vững chãi, thật khó có thể lọt ra ngoài dù cho là một con muỗi. Sau nhiều lần thất bại, hắn bắt đầu nản chí và an phận, tự nhủ với lòng mình hẹn kiếp sau sẽ lại làm một giang hồ mới. Trong dòng suy nghĩ lan man thì bất chợt tiếng gọi của quản giáo làm hắn phân tán.
- Chuyện gì thế? - Hắn hắt cằm hỏi.
- Có người muốn gặp anh, mau chuẩn bị!
Hắn cười nhếch môi, không tỏ vẻ mừng rỡ gì mà ung dung bước theo. Vừa đi vừa lẩm bẩm.
- Chắc lại là mấy cánh nhà báo đến viết bài đăng tin đây mà, thật nhảm nhí.
Nhưng vừa ra đến thì hắn lại trở nên sững sờ khi trước mắt là một người đàn bà tiều tụy, già nua đang rưng rưng ánh mắt đầy xúc động về hướng mình. Phải một chập thì hắn mới nhận ra người mẹ già mà hắn đâm hận bấy lâu đang lù lù xuất hiện trước mặt. Hắn định trở vô phòng giam thì bà Sáu đã kịp chạy đến ôm chầm lại từ phía sau khiến hắn phải phản ứng mạnh.
- Cái gì thế này, rảnh rỗi không có gì làm hay sao mà lại đến đây?
- Mẹ... mẹ nhớ con lắm, Long à!
- Có thôi sự giả nhân đó đi không ? - Rồi giằng ra khỏi vòng tay ấy, vòng tay mà từng chở che, lắng lo cho mình một thời.
Xong, hắn lại tiếp lời trong khi bà Sáu đang nước mắt giàn giụa trên đôi mắt nhăn nhúm đầy chua chát.
- Nhớ mà ngày ấy đối xử với tôi như thế ư ?
- Tất cả chỉ muốn tốt cho con thôi, Long à. Đừng giận mẹ !
- Mẹ ư ? Mẹ mà bỏ mặc thằng con này một mình trong ngục tù tối lạnh thế sao ? - Rồi nhoẻn miệng cười khinh khi.
- Là vì... vì mẹ không có điều kiện, nên mới...
- Đủ rồi, quá đủ cho sự biện minh chẳng ra gì. Chào bà, tôi đi chết đây.
Rồi phũ phàng bỏ vào trong nhưng bà Sáu lại cố lếch lê bước chân mỏi đến, ôm con vào lòng mà bật khóc như một đứa trẻ. Nước mắt tưởng chừng đã cạn qua bao ngày khóc than vì con giờ lại như vỡ òa, lăn chảy trên gò má hốc hác, nhỏ giọt xuống vầng trán làm ướt át cả bên mặt khiến hắn phải cáu lên.
- Long Cưu tôi một thời anh hùng trên giang hồ, giờ lại bị những giọt nước mắt yếu đuối của bà làm cho dấy bẩn hết cả.
Rồi dùng dằng bỏ đi dù cuộc thăm tù chỉ vừa mới. Bà Sáu vẫn chưa kịp nói hết những gì mình ấp ủ, dồn nén bấy lâu mà chỉ có tiếng than khóc thương người con trai lầm lối. Cho đến khi bóng dáng của Long Cưu khuất hẳn, tiếng khóc ấy lại òa lên với lời trách than mình đã không chở che được, bất lực khi nhìn con rơi vào hố sâu.
Vừa vào đến trại giam, người quản giáo đã đẩy thật mạnh từ đằng sau làm Long Cưu suýt té nhào. Chỉ tay về phía hắn, anh thốt lên trong từng câu chữ mồn một, giọng điệu sắc lạnh khi đứng chứng kiến toàn bộ cảnh tượng thăm tù và giải hắn vào lại khi vẫn chưa hết giờ thăm.
- Anh chỉ là một thằng hèn, vô tích sự. Mẹ anh đã dành trọn cả tấm lòng tha thiết để nuôi nấng anh trưởng thành, lại phải lo cho đứa cháu nửa đời còn lại. Một người mẹ nghèo nhưng luôn chứa chan tình cảm, vẫn luôn hướng về con ; còn anh đã làm được gì theo đúng đạo làm con ngoài sự trách cứ, làm tổn thương, đau khổ cho mẹ mình.
Nuốt nước miếng lắng xuống, giọng anh ta trầm lại, ấm áp và sâu sắc trong từng lời chậm rãi.
- Bà... mới chính là 'người anh hùng' mà tôi từng được thấy.
Rồi lẳng lặng rời đi, để lại một mình Long Cưu đang đổ sụp quỳ dưới nền đất, ánh mắt thơ thẩn không biểu lộ một chút gì gọi là cảm xúc.
Bên ngoài, bà Sáu lặng lẽ trở về, đôi khi lén quay lại nhìn vào trại rồi lại bước, vẫn còn bịn rịn luyến lưu.
- Này bà !
Bà Sáu quay lại sau tiếng gọi của quản giáo trong trại chạy ra.
- Chuyện gì thế chú ?
- Bà cứ thế này mà về ư ?
- Không về thì còn đi đâu chứ ? Có đi thì cũng có về mà.
- Ý cháu là đường sá xa xôi mà bà mãi đi bộ thế này sao ? Hay để cháu bắt xe cho bà vậy. - Anh ta có vẻ hăng hái muốn giúp đỡ nhưng bà Sáu kịp ngăn lại.
- Không dám phiền đến chú, thật ra thì tôi không muốn phí tiền, mà bây giờ trong túi cũng chả có để mà phí, cứ đi riết rồi cũng tới thôi mà.
Người quản giáo bước đến, từ tốn nắm lấy tay bà, mắt rưng rưng, trời như muốn đổ mưa cùng.
Tội nghiệp cho thân bà, đã ngần tuổi này mà phải... Anh em chúng cháu công tác trong trại không có gì nhiều, đây là số tiền mà chúng cháu quyên góp lại cho bà đi đường...