Anh là thiên thần hay ác quỷ? (New Version)
Posted at 25/09/2015
928 Views
À à, còn cái con Cherry quỷ quái nhà tôi nữa! Chị sẽ "luộc" em thành coctail ăn vặt luôn nhé cưng! Hai mối thù chung một mái nhà. He he, Hãy-đợi-đấy!
Buổi tiệc nhà tôi không rình rang, đơn giản như một bữa ăn thịnh soạn với mấy đứa best friend của tôi. Dolly là đứa đã thân với tôi từ thời "cháu lên ba, cháu vô mẫu giáo". Bố Vĩ An thì đến thường từ khi "thù hằn hoá tri kỉ", tần xuất An đến nhà tôi ăn cơm (chực) phải đếm từ đôi đũa mòn đầu, những cái chén mẻ miệng (do bàn tay "đảm đang" của cậu ta rửa chứ ai!).
Từ cái giàn hoa Giấy tím trước cổng nhà tôi là do cậu dựng, bụi hoa Trang đỏ thắm dọc lối vào cổng do cậu trồng, từng chậu Dạ Thảo hồng hồng xinh xắn treo lủng lẳng trên ban công phòng tôi, từ chậu cá ba đuôi vẩy vàng trong phòng khách đến em CPU chuyên làm nũng của bạn computer của tôi đều liên quan mật thiết tới Vĩ An. Xem ra cống hiến của cải, vật chất của An đối với nhà của tôi thì đúng là không hề ít rồi.
Hạ Khánh Di là ma mới gia nhập trong gia đình chúng tôi, nhưng ba tôi bảo cha của Di (tôi không rõ ông ta còn sống hay đã chết vì tôi chưa từng thấy cũng như nghe Di nhắc đến) là bạn của ba tôi. Vì thế ông rất quý Khánh Di. Ba tôi bảo lúc nhỏ khi bọn tôi và Di còn bé xíu đã biết nhau. Rõ ràng đúng là vậy. Tôi từng nhớ man máng trong những ký ức nhạt nhoà của mình có thấp thoáng nụ cười của một cậu nhóc con có đôi mắt như màu biển xanh biếc, mái tóc óng ánh vàng đẹp tựa chỉ sợi chỉ vàng sáng bóng. Cả những cảnh tượng chập chờn không rõ mà tôi từng có.
Nếu như theo lời ba thì chắc thời gian tôi biết Di lúc bé là từ năm ba tuổi trở về trước. Thật khó để nhớ được. Hầu như những ký ức về ba năm đầu đời tôi đều quên sạch. Chẳng có một tấm hình nào khi tôi vài tháng tuổi, cũng không có những vật dụng nào để minh chứng tôi từng là một đứa trẻ ngoại trừ một con búp bê bằng sứ có hình dáng một thiên sứ cánh trắng xinh xẻo mà tôi đã chôn sau khóm Tường Vi màu hồng phấn đầy gai nhỏ trước sân nhà. Từ bé tôi đã có sở thích chôn cất những thứ cho là báu vật của mình ở một nơi bí mật nào đó chỉ mình tôi biết. Tôi đã cùng ba chôn con búp bê thiên sứ đó ở trước sân và nguỵ trang lên bằng những đoá hoa Tường Vi thanh mảnh (tất nhiên ba đã giữ bí mật cho tôi).
Tôi từng chôn nhiều thứ mà tôi muốn nó mãi mãi vĩnh cửu trong lòng đất. Như tôi từng chôn xác một con bướm rất đẹp mà tôi nhặt được trong lúc đi học về, tôi trang trọng đặt nó trong một chiếc hộp sơn mài và chôn nó phía sau những cây Thược Dược cao nhong nhỏng cạnh hàng rào. Gần như tôi quên mất nó suốt hơn ba, bốn năm.
Một chiều cuối thu hồi năm ngoái, trong lúc đào đất để gây thêm những nhánh hoa Mười Giờ xuống cận hàng rào tôi đã vô tình đào trúng chiếc hộp sơn mài. Nó hoen ố những vẫn cứng cáp giữ một màu nâu sậm của gỗ tốt, lốm đốm đất cát màu ca cao tơi xốp. Lúc đó tôi mới nhớ con bướm có vân lam tôi đã chôn năm nào. Tinh nghịch mở chiếc hộp ra, mùi không khí tinh sạch tách biệt với bên ngoài trào ra khỏi hộp. Một môi trường chân không hoàn hảo đã giữ nguyên con bướm của tôi y như bốn năm trước. Vẫn là màu vân lam xen kẻ đen tinh tế cùng cái râu cong cong ve vểnh, con bướm của tôi vẫn sống động như còn sống với màu sắc tươi tắn đến mức tôi cứ ngỡ nó đang đậu trong chiếc hộp và sẽ bay đi ngay tích tắc.
Nhưng điều mà tôi không ngờ được là khi bàn tay tôi nâng con bướm đó lên thì nó bỗng chốc hoá xám đen rồi vỡ vụn thành muôn ngàn hạt bụi nhỏ tan biến mất khỏi tay tôi. Con bướm xinh đẹp của tôi chợt như vô thực mà tan biến chưa đầy một cái chớp mắt. Tất cả quá choáng váng và bất ngờ.
Từ đó tôi không muốn đào bất cứ thứ gì đã chôn xuống đất lên, tôi sợ mọi thứ cũng như con bướm đang đẹp đẽ vĩnh hằng trong lòng đất thì vội vàng hoá tro bụi khi bị khai quật lên. Giống như Thiên Thần, cậu bạn từng bủa ngập ký ức của tôi, tôi đã chôn cậu sâu trong một góc của trái tim cùng với những đoá bồ công anh hoang dại. Tôi sợ mỗi khi tôi nhắc tới cậu và những kỷ niệm thì nó sẽ vụt tan như một làn khói.
Tôi chỉ dám giữ nó trong trái tim mình, yên vị một góc mà tồn tại mãi mãi. Và cả con búp bê thiên sứ mà tôi đã chôn, có lẽ, tôi sẽ không đào nó lên dù biết nó làm bằng sứ thì không thể nào phân huỷ được. Tôi sẽ cứ cho nó ngủ ngon trong nơi mà nó đã ở bấy lâu. Cứ thế là tốt rồi!
Nhưng thứ mà tôi trăn trở chính là tuổi thơ của tôi. Nó không hề mang theo những dấu ấn đặc biệt mà mơ hồ như một phương trình chưa được giải. Tôi từng có cảm giác rất thân thuộc với biển và mùi thuốc sát trùng. Cứ như những mùi hương đó đã nằm trong vỏ não của tôi, từng nét, từng nét sắc cạnh.
Tôi từng nhớ cảnh tượng của một vụ hoả hoạn nào đó. Có những tiếng la hét kinh hoàng và sức nóng tàn ác của lửa như cố thiêu rụi tất cả. Tôi nhớ đã có người phụ nữ đã bế tôi chạy rất nhanh ra khỏi vụ cháy đó, chạy mãi, chạy mãi. Tôi dường như còn in đọng trong tâm trí khoảnh khắc tựa đầu vào khuôn ngực nóng ấm của người phụ nữ đó, nghe rõ cả tiếng quả tim kia đang đập dồn dập như những hồi trống. Tất cả như một thảm hoạ cực kì bi thương luôn tiềm ẩn đâu đó trong một mảng ký ức ố đục như đáy nước bị khuấy đảo trong đầu tôi. Tôi chỉ nhớ rõ có một âm thanh kỳ lạ thỉnh thoảng lại reo trong tiềm thức của tôi, đôi lúc tiếng nói đó thấp trầm và khàn đặc như tiếng một người đàn ông, đôi khi lại thanh thoát, dịu dàng như thanh âm của phụ nữ. Nhưng kỳ quặc thay, cả hai tiếng nói đó đều chỉ vang đúng hai từ, là tiếng Trung Quốc, tôi chắc chắn là vậy. Đó là một tiếng gọi đôi lúc toát lên vẻ trìu mến sâu sắc, khi lại khắc khoải xa xăm, vô hình lại như khẩn khoản, đầy chua xót. Tiếng gọi đó đang gọi một cái tên, theo phiên âm tiếng Việt nghĩa là: Hàn Băng. Một cái tên của con gái, cái tên rất đẹp. Tôi ngờ vực vì cảm giác đó quá thân thuộc với tôi, như là đã từng được nghe rất nhiều lần.
Có lần tôi đã kể cho ba tôi nghe những dấu hiệu kỳ lạ đó, mặt ba hơi tái lại nhưng cương quyết một điều: "Khi một sinh linh chào đời là do vật chất tồn tại ở một cách tâm linh gọi là linh hồn. Linh hồn của một người mất đi sẽ thoát ra khỏi thân xác và nhập trở lại vào thân xác của những em bé sơ sinh và tiếp tục bắt đầu một cuộc sống mới. Lúc đó nó sẽ mất đi những ký ức của cuộc sống cũ và nhập lại từ đầu những ký ức mới. Khi đó một đứa bé khi trong quá lớn lên đều phải học lại những kĩ năng cơ bản để trở thành một con người thực sự. Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, những ký ức của "kiếp trước" vẫn chưa xoá sạch và tạo trong đầu đứa trẻ những ảo giác về những điều bọn chúng tin tưởng là có thực. Cũng như một đứa bé ba tuổi thường chơi đùa một mình với một người bạn trong tưởng tượng mà ra. Nhưng có lẽ đó là những ký ức về những người bạn "quá cố" còn sót lại. Đến khi nhận thức hoàn toàn thì những ảo giác đó sẽ tan biến. Sẽ mất đi và buộc ta phải sống đúng vào thực tại."
Như vậy, theo lời ba, đó có lẽ là một phần ký ức của "kiếp trước" mà tôi còn sót lại. Nhưng tôi vẫn trằn trọc vì nó thân quen đến mức như không quá xa vời như tồn tại từ thân xác này qua thân xác kia. Tại sao nếu vụ cháy đó nằm ở "kiếp trước" mà trên vai tôi vẫn có một vết bỏng còn rõ ràng thế được? Và tôi chưa được nghe bất cứ lời giải thích nào khi tôi không có đến một tấm hình baby hay dù là một cái áo tí hon, cái ti ngậm hay là một cái bình sữa để tôi chắc chắn rằng mình đang ảo tưởng. Cherry nhỏ hơn tôi một tuổi nhưng nó có đủ những kỷ vật đó, từng món đầy đủ đến nỗi có thể thuyết minh ra từng giai đoạn trưởng thành của nó được. Ôi sao mà quái lạ thế?
Thôi, thôi, không nghĩ ngợi lung tung ba cái chuyện vớ va vớ vẩn đó nữa, nhức đầu thêm thôi! Mấy kỷ vật của tôi chắc là do mấy lần dọn nhà làm mất hết, còn cái sẹo chết tiệt trên vai chắc là do lúc nhỏ tôi nghịch lửa nên bị bỏng thôi. Không có gì khả nghi cả! Đúng rồi! Đúng là vậy!
Quét gọn cái đám suy nghĩ mông lung của tôi ra khỏi cái đầu đang quá tải của mình, tôi xoay nhẹ khớp cổ để làm dịu sự uể oải đang đấm nhừ đầu óc của tôi thành một mớ bùi nhùi. Tôi đi vào trong nhà, con chó Hạnh Phúc thấy tôi về lại nhảy câng cẫng lên mừng rồi đi làm cái nhiệm vụ quen thuộc của nó: tha cái đôi giày của tôi cất ngay ngắn trở lại vào kệ giày, chính xác chỗ đã lấy giày ra. Tôi đã mất rất lâu mới huấn luyện được nó làm như thế, bây giờ có thể tự hào vì nó không thua kém bất cứ chú chó diễn tạp kĩ nào xem được trên ti vi.
Thế rồi chưa kịp để tôi vuốt ve nó tán thưởng thì nó đã te te chạy tới chỗ tên Khánh Di đang ngồi để ăn chực mấy cái bánh snack mà Di thả xuống. Hừ hừ, cái đồ chó phản chủ, em có biết em đang ăn thức ăn của kẻ thù không hả Hạnh Phúc?
Tôi ngồi phịch xuống sô pha kế bên Di, bật quạt máy lên cho đỡ nóng rồi hăm he:
_Ông nói nó sắp bị béo phì rồi mà có đút nó ăn tử tế như thế, ông muốn nó tăng choreterol lên rồi bị tiểu đường mà chết hả?(mới nghe chó bị tiểu đường).
_Ha ha, tui nghĩ kĩ lại rồi, không chỉ hành hạ, tra tấn tinh thần của bà mà tui còn công khai mưu sát cún yêu của bà luôn! Như thế mới thấm với bà! Hì hì, ăn tiếp nè chó ngoan, sủa gâu gâu đi! Ngoan nè! Mum mum! - Khánh Di cười ma lanh hếch mũi cười quỷ quyệt, tay không ngừng đưa mấy cái bánh snack cho con chó ngây thơ của tôi. Hạ Khánh Di, ác thì chừa người ta ác với, tới chó mà ông cũng không tha nữa sao? Đồ không có quả tim!
_Ya! Ác vừa phải thôi chứ! Đến chó mà cũng cư xử như thế nữa! Ông thật là! Hừ! - Tôi ứa gan mà rủa.
_Là sao? Ác đâu bằng bà đâu! Chia oanh sẻ yến, lừa dối người bạn ngây thơ, hồn nhiên như tui là không thể chấp nhận được. Nè, cún ngoan, ăn tiếp đi cưng! - Cái tên khỉ đầu vàng ôn dịch đó vẫn thảy mấy cái bánh snack khoai tây xuống cho con chó nhỏ. - Ái da! Sao mày cắn tao? - Không biết có hiểu tiếng người hay không, vừa phát hiện âm mưu thâm độc của tên quỷ đó mà bé Hạnh Phúc đã ngán ăn bánh khoai tây, chuyển sang táp phập vào tay Khánh Di.
_Ha ha, đáng đời! Cho bỏ tật! Ăn ở có đức quá tới cún còn ghét mà! Ha ha! - Tôi mãn nguyện mà cười. Hạnh Phúc! Em giỏi lắm!
_Gừhh, mày đó nha! Nguy hiểm y như chủ của mày! Có tin là tao lấy kiềm bẻ hết răng của mày hông? - Di chụp lấy đầu con chó khốn khổ của tôi, tay búng búng vào mõm nó răn dạy. Hạnh Phúc, em cứ táp cụt tay hắn cho chị! Đừng có sợ!
_Thôi, tha cho nó đi. Chủ nó làm chủ nó chịu, làm ơn buông tha cho chú chó bé bỏng, vô tội của tui. Từ từ rồi coi tui trả thù ông! - Tôi vo tay thành nắm mà cảnh cáo.
_Ta sẽ đợi! Hừ! - Hắn nghênh mặt khiêu chiến.
_Khánh Di! Ra bác nói cái này chút! - Ba tôi đột nhiên từ sân nói vọng vào.
_Dạ, con ra ngay ạ! - Di đáp rồi quay qua lườm tôi. - Đồ xấu xa, bà chờ đó! Tui sẽ quậy banh ta lông cái sự nghiệp mai mối của bà! Hừ hừ.
Tôi không đáp mà hếch mũi châm chọc, sau đó bế thót bé cún bé nhỏ, tắt cái quạt rồi dong tuốt xuống nhà sau tìm mẹ.
Bếp. Cái nơi "rừng thiêng nước độc" mà tôi luôn bị má mi treo bản "KHÔNG PHẬN SỰ MIỄN VÀO", cũng tại cái tật hậu đậu đi tới đâu là có âm thanh lẻng ca lẻng kẻng của tôi. Nếu yêu thương mấy em chén dĩa còn may mắn "sống sót" qua bàn tay "chăm sóc" của tôi thì tốt nhất mẹ nên để chúng ngoài tầm tay tôi ra. Lúc nào tôi chạm tới bếp núc thì mọi người luôn nghe được "Bản giao hưởng được hoà tấu từ cái loại tạp âm do thần đồng âm nhạc Apple trình diễn".
"Cốp, cốp, rẻng, rẻng, rầm rầm!" - Âm thanh lảnh lót mà tôi thường tạo ra khi đụng tới khu bếp của mẹ. Riết là tôi được "đặt cách" ăn bát inox, tô nhựa, dĩa mũ, đũa gỗ, nói chung là toàn là hàng rơi xuống đất vạn lần "không biến dạng", thế còn được nghe thêm nhiều âm thanh vui tai khác nhau do tôi tạo ra nữa. Một công đôi việc mà!
Tôi hí hửng xuống nhà sau, cách cái bếp gần 5m là bắt đầu giảm tốc độ (sợ trượt chân phi thẳng vào nồi nước lèo nấu bún riêu trên bếp, đổ nợ nữa thì khổ!). Thả con chó xuống, tôi đi rửa tay và đảo mắt xem mẹ nấu ăn:
_Wow! Bún riêu cua nè, bánh xèo nè, gà quay nè, cá hấp nè, có chè nha đam nữa nè! Oa oa! Đồ ăn ngập mặt luôn!
_Ôi, cái con nhóc này! Thấy ăn là mắt sáng rỡ! Chẳng mần ăn được gì mà nghe ăn món ngon là cứ tươm tướp. Hết nói! - Mẹ vỗ đầu tôi cười trừ.
Tôi nũng nịu thẹn rồi liếc qua chỗ An đang phụ mẹ tôi nhặt rau cho món bánh xèo, trêu Vĩ An:
_Hơ hơ, con gái giỏi nấu ăn là xưa rồi. Con trai thời nay biết nấu ăn mới là đỉnh, như An nè. Bảo đảm mai mốt có nhiều cô xếp hàng đợi làm vợ luôn!
_Phì, ý bà nói bà nằm trong số con gái đó hả? Hơ hơ, tui thương bộ chén bát nhà tui lắm nha, còn có mấy cái để ăn cho tử tế đó! Anh nào mai mốt rước bà về phải mua chục chén nhựa xài quá! (tui đang nói ngược đó, bà hiểu sao thì hiểu) - An đang chăm chú nhặt mấy lá dấp cá liền ngẩng mặt lên chọc tôi.
_Xì, ông đừng có mơ! Tui cũng đâu có tệ đến mức đó đâu! - Tôi dẫu môi biện bạch.
_Ừ, không tệ mà mười lăm tuổi đầu chỉ nấu được....