Ông già và một chiều giông gió
Posted at 27/09/2015
168 Views
Lâu rồi có khách nào tới thăm bà ấy đâu. Nhưng nhà ông không có gì đặc biệt để thết đãi đâu". Tôi cười đáp lại câu nói đùa của ông, đi theo ông vào ngõ nhỏ của khu phố cổ, chiều tôi rồi nên khu phố cũng có chút náo động, một vài hàng quán đang thu dọn, một vài người già ngồi ngoài cửa nhìn ra phố. Con ngõ nhỏ chỉ đủ một chiếc xe và một người đi, cứ hết người đầu ngõ đi lại nhường người phía trong đi ra. Tôi nép người phía sau ông nhìn ngó mọi thứ xung quanh, những căn nhà cổ có vẻ lụp xụp. Tôi bất giác nhớ tới câu hát: "ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó". Hà Nội đúng là một thành phố đặc trung bởi những khu phố cổ thể này, tôi chưa bao giờ đặt chân vào những khu phố này cho tới tận hôm nay đi cùng ông. Hai năm đi học ở đây tôi bận mải với việc học và đi làm thêm nên cũng chẳng mấy khi đi thăm quan hết phố phường Hà Nội. Tiếng kẻng thu rác làm tôi giật mình, ông nhìn tôi cười: " sắp tới rồi".
Một lát sau, tôi và ông dừng chân trước một ngôi nhà tường đã ngả màu rêu, tôi bước vào nhà đã nhìn thấy một cụ bà nằm trên giường. Có tiếng động, bà nhổm người ngó ra ngoài. Với cái giọng run run bà cất tiếng:
" Ông về rồi đấy hử, nhà có khách tới sao?"
"Dạ, cháu chào bà." – Tôi cất tiếng chào ngay sau khi bà hỏi. Đôi mắt đục màu thời gian ấy nhìn như cố nhớ xem có phải ai đó thân quen không, và tới khi không nhận ra thì bà quay sang nhìn ông như muốn hỏi "ai đây". Tôi vẫn đứng yên chờ ông giới thiệu. Ông dựa xe lấy mấy túi đồ xuống rồi chạy vào trong.
"Cô bé tôi mới quen ở trên phố, nó giúp tôi nhặt ve chai và giấy vụn. Tôi mời nó vào đây chơi với bà, lâu rồi không có khách tới. Bà thấy có vui hơn không."
Bà cụ nhoẻn miệng cười rồi gật gù. Vẻ nặng nhọc, bà lại nằm xuống thở dốc, tiềng thở khè khè của bà khiến ông lão đổi sắc mặt. Ông quay lại nói với tôi: " Bà bị hen xuyễn đã lâu, giờ mỗi ngày bệnh một nặng hơn, bà chỉ có thể hoạt động những việc nhẹ nhàng thôi. Cháu ngồi chơi với bà, bà cũng dễ tính lắm, ông đi làm cơm rồi ở lại ăn cơm cùng ông bà."
"Ấy, ông để cháu làm giúp cho"
"Thôi, cháu cứ ngồi đấy. Ông làm quen rồi, cũng không có gì dặc biệt thết đãi cháu đâu, chỉ có cơm rau thôi. Nếu cháu không chê thì ở lại ăn cùng với hai người già này."
Tôi không thể chối từ được trước sự nhiệt tình của ông, tôi lại gần chỗ bà nằm hơn. Bà nở nụ cười cũng thật hiền hậu, tôi nhìn lên bàn thờ thì thấy một bức ảnh một thanh niên, trông cũng không giống ông và bà. Thấy tôi nhìn chằm chằm vào đó bà cất tiếng giới thiệu: " Con của ông bà đấy. Chú ấy là bộ đội hải quân, nhưng mất lâu rồi." Tôi lặng người không nói gì, tôi đứng lên xin phép bà cho tôi thắp một nén nhang. Quay lại cạnh giường tôi nói chuyện với bà, chuyện tôi gặp ông ban nãy, và chuyện ông đã giúp tôi thấy thỏa mái hơn. Bà lại cười nói: " Ông nhà bà giỏi diễn thuyết lắm. Ngày trước ông ấy ở ban tuyên truyền mà. Hồi đi đánh giặc, vừa là chiến sĩ mặt trận vừa là nhà báo."
Tôi và bà nói chuyện vui vẻ được một lúc thì cơm nước đã xong. Bữa cơm đơn giản nhưng tôi thấy thật ngon. Sau bữa cơm,ông bà kể tôi nghe về chuyện người con đã mất trong cái giọng tự hào xen chút thương nhớ, đau xót. " Nói chung âu cũng là cái số con người", bà cất giọng buồn rầu kể cho tôi, ông bà thực chất không có con ruột, người con trên bàn thờ là người con nuôi của ông bà. Chiến tranh đã làm ông bà không thể có đứa con ruột của riêng mình. Đến thời bình thì lũ tội phạm lại cướp đi người con nuôi hiếu thảo của ông bà. Hai người già tộ nghiệp sống leo đơn với đồng lương ít ỏi thương binh của ông và trợ cấp liệt sĩ của người con. Nhưng thiếu thốn về vật chất không phải là vấn đề to tát với họ, mà sự thiếu thốn,trống trải tinh thần đã làm đôi mắt của cả hai người đều trũng sâu nỗi phiền muộn. Lời của ông cứ chậm rãi kể lại cho tôi, đôi lúc giọng ông cũng lạc đi nhưng đôi mắt đục màu kia vẫn giữ được đôi dòng lệ chảy vào trong. Cơ mặt ông lúc co lúc lại dãn ra, ngồi nghe mà tôi tưởng ông sẽ sớm rơi lệ khi kể về cuộc đời truân chuyên sau khi giải ngũ về, những khó khăn trong cuộc sống mà gia đình ông phải trải qua. Nhưng không. Tuy trong lời kể có phần chua xót nhưng lại có vẻ gì đó kiên cường lắm. Nó làm tôi hiểu là ông đã mạnh mẽ vượt qua nỗi đau ấy trong quá khứ như thế nào. Bởi lẽ ông là chỗ dựa, là điểm tựa, là niềm tin và hi vọng của bà cụ - người phụ nữ yếu đuối một lòng thủy chung và cam chịu. Trong cuộc sống tôi tưởng như mình vô cảm với tất cả, nhưng không hẳn như thế, bởi trong ngôi nhà này sự ấm nóng của hai trái tim kia đã nung chảy những băng giá đã đóng băng và ngự trị trong tôi. Tôi thương ông bà, hai con người bất hạnh đang lặng lẽ dựa vào nhau sống giữa cái thủ đô ôn ã này. Phải chăng đây chính là phút bình yên giữa cơn giông bão. Cuộc sống ngoài kia tất bật, vồn vã nhung với ông bà, hai người đã bước tới cái độ tuổi xế chiều, không con cái cứ thế lặng lẽ trôi qua yên ả từng ngày sau những gợn sóng của trước kia. Đứng trước cuộc sống này của ông bà bỗng làm tôi thấy những quãng thời gian vừa qua mình sống thật lãng phí. Chỉ biết sống và kêu gào cuộc sống tẻ nhạt mà không biết đã đóng góp được những gì. Tôi những tưởng cuộc sống hối hả của mình đã là ý nghĩa, đã là hết sức vì cuộc sống. Song ông cụ, chỉ lặng lẽ mỗi ngày đi nhặt những mẩu rác kia đã chỉ ra cho tôi biết, cuộc sống thật sự có ý nghĩa là như thế nào. Đó là cuộc sống bên cạnh những người thân yêu, là cuộc sống dù lặng lẽ nhưng không phải bị lu mờ, là việc làm nhỏ nhoi nhưng mang ý nghĩa cộng đồng lớn lao... Có thể mới lúc trước thôi, tôi nhìn ông bằng ánh mắt thương hại thì giờ đây là sự quý trọng và khâm phục
Sau hôm ấy, tôi qua lại chỗ ông bà thường xuyên hơn. Mỗi tối những hôm đi làm them tôi đều ghé qua chỗ ông bà. Tôi cảm thấy cuộc sống cũng vui vẻ hơn trước bởi khi tới chỗ này tôi cảm nhận được những ấm cúng. Vẫn như ngày thường, tôi mua thức ăn đã làm sẵn định lien hoan cùng ông bà một bữa tăng lương. Nhưng hôm nay, ngôi nhà vắng lặng, cửa chốt then cài. Tôi ghé mắt nhìn vào trong căn nhà, mọi thứ vẫn ở đó, nằm yên với cái cảm giác u tịch. Tôi chạy hỏi mấy người cạnh đó mới biết đêm qua bà trở bệnh và đã được đưa vào viện. Hối hả chạy đến nơi, tôi thấy ông ngồi ngay ngoài sảnh chính, đôi mắt ông như vô hồn nhìn ra xa xăm. Tôi lặng lẽ tới gần và ngồi xụp xuống bên cạnh. Ông nhìn tôi với cái ánh mắt mà tôi không biết dung từ ngữ nào để diễn tả được hết. Chỉ biết đôi mắt đục màu thời gian ấy đang tràn đầy nước và cái miệng méo xệch đi. Ông không nói gì nữa, và cũng không còn quay sang nhìn tôi mà nhìn lên trời nở một nụ cười như lời chào một hình bóng vô hình nào đó. Tôi hiểu giờ đây lòng ông đang cảm thấy những gì, tôi cũng không nói gì mà lặng yên ngồi bên cạnh ông cho tới khi trời ngả màu tối. Bệnh viện vẫn tấp nập người ra vào, tiếng còi xe cứu thương inh ỏi vào ra. Hôm nay lại có them những linh hồn rời đi khỏi thể xác để về với cõi vĩnh hằng. trong đó có bà. Bà ra đi và để lại ông một mình.... Vẫn chiếc xe cà tàng, vẫn đôi dép tổ ông... ông vẫn lặng lẽ bước đi trong những ngày sau đó.... cả trong những ngày giông gió...lặng lẽ và chậm rãi...
....