Old school Easter eggs.

Họa sĩ Brekke

Posted at 27/09/2015

167 Views

Nếu cứ bình thường thì không làm ăn được đâu. Cứ tin thế đi.
***
Hôm sau chẳng ai đến mua, nhưng có một nhà báo địa phương, vì đã nghe đồn nhiều về anh nghệ sĩ ở Breidakollen này. Nhà báo đến, tỏ ý muốn phỏng vấn Brekke.
 Cuộc phỏng vấn thiệt đáng giá. Gerd mắc cười quá nên phải lánh ra ngoài.
 Ngày hôm sau tôi đọc cuộc phỏng vấn ấy trên báo, và cũng thấy buồn cười. Hình chụp đẹp. ingvald Brekke coi có vẻ kỳ lạ, rất nghệ sĩ. Việc bán tranh chạy hơn. Xuân tới, anh không còn bức tranh nào, mặc dù anh vẽ thêm rất nhiều. Anh dự tính tới hè sửa sang lại nhà cửa. Chúng tôi lại ngồi với nhau ngoài ban công, nhìn phong cảnh tuyệt vời.
 - Thiệt không ngờ, anh nói như một triết gia,
 - Và cám ơn anh nhiều lắm. Đấy cũng là nhờ chiếc mũ và áo choàng, chứ không phải chính vì tôi. Nghệ thuật nằm ở trong bộ áo này.
 - Tranh của anh lúc nào cũng đẹp - tôi tiếp
 - Nhưng phải để người ta biết đến anh. Phần đông người ta mua vì tiếng tăm của tác giả và khung đẹp.
 Tới thu, anh sửa nhà, phòng triển lãm lớn gấp đôi, phòng khách cũng rộng rãi hơn.
 Rồi lại quảng cáo. Hàng xóm chú ý và suy nghĩ. Họ bắt đầu đầu tư vào anh, đua nhau mua tranh đẹp trước khi giá tăng. Ingvald Brekke bán tranh và ngạc nhiên, rồi tự gọi mình là họa sĩ. Anh suy nghĩ đến việc mua xe, nhưng tôi can:
 - Không được. Cái phòng triển lãm lớn là được rồi, đấy là một bước tiến của anh trong ngành nghệ thuật, còn xe hơi là xa xỉ phẩm, nên đình lại cho tới khi anh nổi tiếng hẳn hoi. Còn bây giờ, anh cứ tiếp tục đội mũ, áo khoác, râu ria. Nếu anh làm anh ốm được một tý, thì nên làm đi. Một nghệ sĩ là nên xanh xao, gầy ốm, mắt trệ, nếu được thì dáng nhìn xương xìu một chút. Nhưng trước hết, đừng có chơi xe !
 Cho đến nay, tôi không phải là một cố vấn dở, nên anh ta nghe theo tôi, bỏ ý định mua xe. Bây giờ có người từ Oslo gửi thư đặt tranh, anh không còn là con số không nữa. Thiệt vậy, nếu Ingvald Brekke không tự tin mình.
 ***

Nhờ vào sự buôn bán ở Oslo, càng có thêm nhiều người đặt hàng. Những người đặt hàng là các chủ hãng tàu, họ giao tế rộng rãi. Khi " khám phá" được họa sĩ mới, họ tán tụng hết lời. Bạn bè của chủ tàu, đánh hơi được mối đầu tư, họ không bỏ qua. Họ đặt mua tranh trước như họ đặt mua tàu vậy. Brekke được người ta mua tranh nhiều hơn sức anh vẽ. Anh trả lời, hàng chỉ có thể giao sớm nhất vào một ngày nào đấy trong năm sau. Anh trầm ngâm vuốt ve chiếc mũ nồi, rồi ra tiếp một nhà báo, tờ Aftenposten, anh chỉ trả lời úp mở.
Sau đó anh nhập cuộc Triển Lãm Muà Thu, được nhiều sự bình phẩm tuyệt đỉnh. Anh đi vòng vòng với bộ áo choàng, giầy nút, khuôn mặt trệ, cố làm dáng khác khổ, chỉ ăn bánh mì với muối. Nom anh có vẻ nghệ sĩ lắm. Sau đấy, đài truyền hình tới, 2 chiếc xe khổng lồ ầm ầm lái vào, tạo sự náo loạn với những dây cáp, đèn quay phim với những kỹ thuật viên. Chỉ có họa sĩ là giữ được bình tĩnh. Brekke mang đôi giầy nhựa, mình khoác áo choàng, eo thắt khăn quàng đỏ, bước ra cầu thang. Anh chỉ trả lời mập mờ một số câu hỏi về nghệ thuật, rồi màn hài kịch cứ tiếp diễn. Sau cuộc nghi lễ. Hoạ sĩ Brekke cười dài.
 14 ngày sau, chương trình được phát hình, 3 chúng tôi ngồi coi trước màn ảnh TV, ăn bánh và uống café.
 Họa sĩ Brekke giật mình khi anh nhìn thấy mình trên TV: đứng trên cầu thang, chân mang đôi giầy nhựa, cổ quàng khăn.
 - Chúa ôi ! sao trông tôi lại thế này, anh than van
 - Nếu tôi không tỉnh táo, tôi sẽ chối đấy không phải là mình.
 Lúc đang phỏng vấn, nhìn anh cũng chẳng khá hơn. Nhưng chương trình ấy được các báo khắp cả nước đề cập tới tốt đẹp. Tờ báo Oslo viết: họa sĩ Brekke không những là nghệ sĩ, mà còn là một triết gia thượng thặng! Họa sĩ là người đáng hoan nghênh, chúng ta nên gặp thường xuyên hơn.
 Người bạn ingvald của tôi đã trải qua thời gian thử thách nảy lửa. 
 Anh nổi tiếng toàn quốc, đi tới đâu anh cũng được mọi người kính nể. Họ bàn luận về anh ở những viện đại học, anh được trợ cấp học bổng, mặc dù anh không xin gì cả. Công việc làm ăn của anh thuận buồm xuôi gió.
***
 Vào một buổi chiều anh nói:
 - Thời gian làm hề đã qua, bây giờ râu và áo choàng cho nó qua luôn.
 Anh dùng kéo và dao cạo râu. Tóc và râu, anh đem ra sân đốt. Rồi cả mũ nồi và áo choàng. Ngọn lữa sáng reo vui, anh cho cả đôi giầy nhựa vào. Chúng tôi đứng vòng quanh ngọn lữa, bao điều kiện của nghệ thuật cũng cuốn theo ngọn lữa.
 Lúc đó tôi suy nghĩ, chắc mình cũng phải đi mua một chiếc áo choàng quá.
 Mấy ngày sau anh lên phố mua xe. 
Ragnar W. Otgart (Na Uy)







....