Thư gửi cho cánh diều
Posted at 27/09/2015
180 Views
Thôi thì cứ gởi những tâm sự này theo cánh diều để nhờ gió mang đi, hay đáp vào đâu cũng được, vì những gì của mẹ, cho mẹ thì sẽ được mẹ đón nhận dù bất cứ giá nào. Đúng không mẹ !!
***
Mẹ phương xa nhớ thương da diết!
Những cơn gió đầu đông âm ĩ và se se cuốn theo những hoài niệm về một ngày "bình yên" chảy máu. Cứ độ đầu đông là con trai lại nhớ mẹ. Mùa hạ với con là một mùa bất an và tàn nhẫn. Hè về, lũ bạn xúm xít tán nhau dọn đồ về nhà. Chúng vui đến mức làm con khóc. Con nhặt những cánh thư ngắn gọn ba gửi -những tờ phiếu nhận tiền có đóng dấu bưu điện- bỏ vào nơi kín nhất của góc phòng. Thứ duy nhất gắn kết con và ba là những tờ phiếu hồng nhạt vô tri ấy. Con sống bằng thứ tình cảm do chính con tạo nên, ba sống bằng thứ cảm giác về trách nhiệm do chính ba tôn tạo. Vâng mẹ ạ, con giống ba đấy chứ!
Mùa đông năm ấy,... mùa đông tuổi 14 của con. Mùa đông xa nhà đầu tiên khi mẹ quyết tâm cho con lên huyện học nội trú. Mẹ nói học ở đó sẽ có tương lai, vả lại con cũng bớt "vất". Chẵng hiểu mẹ nói gì lúc ấy, vất vả hay vất vưởng ở con đều đủ cả nhưng thứ con ao ước duy nhất là được xa nhà chứ không phải chuyện thôi đạp xe hàng chục cây số để học trường trung học ở xã. Lúc ấy, trong tâm tưởng con, "nhà" là cái gì gê gớm lắm mẹ ạ! Nghĩ thì xấu hổ nhưng con ghét cái cảnh ăn chung với heo( cái nhà bếp cứ sát chuồng heo). Con biết mẹ vất vả lắm, nhà chỉ có mỗi mình con nhưng sao nhìn mẹ lam lũ nhất làng. Ống quần mẹ lúc nào cũng xoắn tận đâu, đôi dép dường như đẵm khô cả phần cực nhọc. Móng tay mẹ cứ đen sì sì vì mủ chuối, mà bây giờ nhìn những bà sành điệu người thành phố móng tay đen quắt là con lại nghĩ đến mẹ. Nhiều khi con thầm ao ước có một người CHA. Vì bấy giờ , cha con như một tâm thế hồn không xác, làm gì được cho mẹ, cho con. Cha nhậu nhẹt li bì, cha đi cùng đám chiến hữu của cha, mẹ tích cóp bao nhiêu thì cha đổ "sòng" bấy nhiêu. Có những hôm cha thua bài về còn hắt cả bát cơm mẹ nấu lên người con. Uất hờn, tủi nhọc mẹ đều nếm đủ, duy chỉ có con là niềm an ủi lớn nhất cho mẹ. Mẹ chẵng muốn con phải lớn lên trong gia đình như thế.
Con vẫn thường viết thư cho mẹ, con kể về trường mới, về những người bạn thân, về những buổi học. Còn mẹ kể cho con nghe về cha... mẹ nói cha thường về thăm mẹ. Mẹ nói con cố gắng, mẹ an ủi con bằng những nhớ nhung và đơn độc mà mẹ đang trải qua. Sao mẹ lại nhân từ đến thế, sao mẹ không nói toạt ra là mẹ đang buồn và lo lắng cho con đến nhường nào, sao mẹ không nói là cha chẳng hề về thăm mẹ, rằng ngôi nhà đã dột nát đến nổi có đêm mẹ nằm như đang nằm dưới tán cây to, nước rắc vào mặt làm mẹ nổi da gà, nhưng nó làm che đi những giọt nước mắt mẹ yêu... Mẹ cố làm con yêu cha hơn... Cho đến khi, những lá thư mẹ gửi bỗng thưa dần. Và khi linh tính cho con biết rằng mẹ xảy ra chuyện thì đã tròn hai tháng con không nhận được thư. Con ước giá như thời ấy có điện thoại di động như bây giờ, con ước chi nhà mình và nơi con ở chỉ cách nửa bước chân, con ước chi máy bay giấy có thể đưa con về nhà thăm mẹ. Tiền tiêu vặt thì vẫn đều hàng tháng, nhưng những đồng tiền ấy sao mà lạnh ngắt, nó chẵng kèm theo lời dặn của mẹ như mọi khi. Con do dự có nên xin nghĩ phép về thăm mẹ hay vẫn đợi mẹ gửi thư thì con nhận được một lá thư có nét chữ lạ và không để tên người gửi. Trong thư chỉ vỏn vẹn hai dòng ngắn gọn: " con về đi. Mẹ con bị ốm". Trái đất như xoay nhanh hơn làm con chóng mặt đến ngột thở. Con cố gắng thu xếp và chay như lao ra xe đò. Con đường về nhà hôm nay sao mà xa gấp trăm lần vậy mẹ ạ! Con cứ cầu cho mẹ con chỉ bị ốm nhẹ.
Tiếng gì nghe cứ như tiếng than thở não nề. Thôi rồi, tiếng nhạc trống xa xa đầu ngõ. Con lao như chẵng hề có lực ma sát gió, con cứ lo sợ rằng con sẽ mất mẹ mãi mãi. Con ghét tiếng chuông mõ bi ai đáng sợ kia. Chính con cũng không thể nghĩ được gì ngoài nghĩ quẫn. Mẹ ơi! Mẹ ở đâu. Con thấy người ta xô bồ xúm xít đông đông trước cửa nhà dì. Con thấy cha trong bộ đồ trắng não lòng đang cố giữ bình tĩnh vái lạy khách viếng trước một cảnh tượng lạnh lẽo và u uất đến nổi cả da gà. Chân con lúc ấy như đơ cứng lại, mạch máu cứ dồn hết về đôi bàn chân to đến chai sạm của con. Nước mắt, là nước mắt đấy mẹ ạ, nó nuốt chửng con và dường như làm con vô hình hóa. Không ai bận tâm đến sự hiện hữu của con vì lúc ấy ai cũng mỗi người một việc đang lo lắng và tất bật.
Sau ngày đoạn tang, con chỉ biết vùi mình vào sách vở, vào những ý định nung nấu và vào những kỉ ức đổ sập có hình ảnh người đàn ông ốt dột kia và mẹ. Thương mẹ bao nhiêu con hận ông ta bấy nhiêu, muốn đền đáp cho mẹ bao nhiêu thì lại càng khao khát trả thù người ấy gấp đôi như vậy. Có lẽ người đàn ông bản lĩnh trong con đã dần bị ăn mòn bởi thời gian , để giờ đây trở thành con người chai sạn và vô ơn...
Ngày trọng đại của cuộc đời con sắp đến, con trai mẹ phải vượt qua cuộc chiến đầy cam go và khắc nghiệt của vũ môn quan... Khát khao đậu vào ngành Luật hẳn là một điều khó khăn ở thời điểm bấy giờ , khi mọi thứ đều trở nên cao xa. Cả nhu cầu xã hội và cả con trai mẹ cũng đang muốn thành một luật sư giỏi, ít ra còn có chút danh vọng chứ không đòng đưa theo cái khốn cùng của hoàn cảnh bơ vơ lúc này. Nghe nói đâu thủ khoa sẽ có học bổng. và mẹ ạ , con trai mẹ đang dồn hết tâm sức vào đấy đây , để khỏi phải ăn nhờ vào những đồng bạc mà cái người tên "cha" ấy phải đánh đề hay gián tiếp cắp của sau những màn "chém giá" xe ôm mà có... Ít ra con trai mẹ cũng đỡ đau khổ hơn khi những ngày tháng tới đây chỉ phải học mà không cần làm lụng như cái hồi mà cậu bé 17 tuổi phải còng lưng vác nặng ở bến xe thị trấn.
Người ta đua nhau đến các lò luyện ở thành phố. Mẹ ạ! Con nghe thấy chúng bạn bơi cả xuống cái nơi nóng nực ấy để sáng sáng chạy vòng quanh sân vận động, trưa trưa ra bờ hồ.. chiều chiều nhoi ra biển còn tối tối lại lòng vòng tụ tập ăn uống. Con trai mẹ cũng muốn thử cảm giác ấy lắm, nhưng số phận dặn con chỉ nên tự lực cánh sinh , tự thân lo cứu lấy mình, tự nỗ lực, có đêm phải tự lau nước mắt đấy mẹ thân yêu !!!
Chúng bạn con nó bảo thành phố vui lắm, con quyết tâm dọn đồ về nhà , ít ra còn được bên mẹ. ý con là bên hơi ấm của mẹ đã quyện quá sâu vào ngóc ngách nhà mình. không ít lần con bị người đàn ông tên cha làm phiền quấy rối sau những cơn say bê bết ngoài xóm chợ. Hàng đêm phải thấp thỏm lo sợ ông ta sẽ dùng những lời đay nghiến để bàn xát con... Con cố chịu được mẹ ạ." Dù đúng dù sai ông vẫn là ba con".....