Snack's 1967

Chị và gánh hàng rau

Posted at 27/09/2015

206 Views


( - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại")
Huyền và Trung quen nhau được gần hai, ba tháng gì đó, cũng hai, ba tháng qua, chị đã phải đi bộ bao nhiêu cây số để đến chợ, có những khi bận chở Huyền đi ăn kem, đi uống nước, chị đành gánh hàng không về tới tận nhà. Đến tối mịt, Trung mới về nhà. Chị vẫn hỏi han Trung hẹn hò ra sao, không hề có chút tức giận. Đôi khi Huyền giận dỗi, chị còn bày cho Trung viết thư xin lỗi thế nào.
***
Trung ngước mắt nhìn lên bầu trời đầy những cơn mưa, mùa mưa kéo qua nơi đây, dường như, trong tim Trung còn những rung động và cả nỗi đau nguyên vẹn như chưa từng có thời gian phôi phai đi...

Hằng ngày, Trung vẫn đi trên con đường ấy, con đường nhỏ đi vào hẻm vắng, rồi cách xa làng bản, con đường ấy nối dài là cánh đồng bát ngát xanh, những đêm mạ non mới lên lổm chổm, nằm trong phòng mà Trung còn nghe rõ mồn một cái mùi mạ thơm ngào ngạt hòa quyện vào gió chảy tuôn vào hai cánh mũi, mùi thơm như cốm ngày xưa Trung hay ăn. Nay, cốm không còn thơm mùi mạ nữa, ngọt lịm hơn, bắt mắt hơn, nhưng không ngọt ngào hương vị của khi trước.
Trung sinh ra và lớn lên tại một làng nhỏ, ngoại ô thủ đô Hà Nội. Cái nơi quanh năm ruộng đồng, quanh năm tiếng trẻ con còn ngây thơ, chưa đượm phải cái công nghệ hiện đại, dường như còn giữ được nguyên chân quê của vùng ngoại ô. Rồi cũng nơi đó, hằng năm khi bão đến, từng người, từng nhà lo lắng giữ đê. Rồi khi đê được đầu tư xây lên vững chắc, mọi làng nhà ven đê như Trung yên tâm hẳn lên. Cái nơi ngoại ô mất cả gần hai mươi mấy cây số để ra trung tâm thủ đô như còn giữ nguyên được cảnh lúa kín đồng, cảnh ngày gặt lúa, những cánh diều vút bay trong trời gió...
Những ngày bình yên không lo nghĩ cái ăn cái mặt của Trung qua đi, khi bố tự nhiên bị đột quỵ, trụ cột gia đình nay phải nằm một chỗ do liệt đi đôi chân, bố chẳng thể ra đồng chăm lo nữa. Mọi gánh nặng còng lên đôi vai của mẹ và chị lớn. Chị tạm gác lại việc học trên đại học sư phạm về chăm lo cho gia đình, đôi tay chị mềm mại nay chai sần đi bởi những việc nông cực nhọc. Nhưng nhất quyết bố, mẹ và cả chị không cho Trung chạm ngón tay, chị cứ bảo: "Mày cứ cố học đi! Cực bao nhiêu tau chịu!" .
Chị lên vài líp rau sau nhà, gieo vào đó cải ngọt, cải xanh, rau muống và hành ngò. Ngày nào ngoài đồng về, chị và mẹ thay phiên nhau tưới. Có khi Trung từ trường về, thay chị và mẹ tưới cho rau. Càng ngày, rau lên mướt như công người ngày chăm lo. Nhu cầu nhà ăn không hết, chị tính cắt rau gánh ra phố bán. Rau sạch chắc nhiều người mua, cũng phụ được đồng ra đồng vào cho nhà. Hằng ngày, chị ngồi sau lưng của Trung, gánh theo gánh rau, hai chị em vượt đoạn đường dài rôm rả trò chuyện, cái nắng gay gắt và cực nhọc cũng trôi theo từng giọt mồ hôi. Trung bỏ chị tại chợ, chị dúi vào tay Trung vài chục:
- Cầm theo! Có ai rủ nước nôi thì cũng có tiền!
- Ơ nhưng nhà mình...
- Mày đừng lo nhiều quá! Ráng mà học! Con trai trong nhà, tương lai vào cả mày đấy! tau lo được!
Không chờ Trung nói thêm, chị kéo nón lá lên, cất tiếng rau lanh lảnh:
- Rau đây! Rau sạch đây! Rau đây!
Bóng chị khuất trong đám đông, Trung nhìn theo mà những tờ tiền trong tay bị bóp chặt, nước mắt Trung chực trên mi, Trung đạp xe đi mất hút...
Những líp rau ngày càng được gieo trồng nhiều hơn, những cây bị nhổ đi bán, thay vào đó là hạt giống cho cây mới đâm chồi. Tiền bán rau cũng giúp được phần nào cho nhà cửa. Chị gầy hơn trước, làn da mịn màng nay đã không còn đẹp như xưa, nỗi cơ cực hằn trên đôi mắt mẹ và chị. Còn bố, khi thấy dáng chị gánh rau đi ra khỏi cổng, bố lại khóc tấm tức như con nít. Còn mẹ, những khi đêm khuya thấy chị còn chong mắt khâu lại những vết rách của chiếc áo sơ mi chị hay mặc tránh nắng, mẹ dụi đi nước mắt rồi bỏ vào phòng...
Nhiều đêm, Trung nằm trên cái gác nhỏ, mà nghe tiếng chị giặt đồ ngoài cầu ao. Dáng chị nhỏ nhắn, sinh viên sư phạm bỏ lỡ ước mơ thành cô giáo dạy văn, về lại nhà thay bố việc đồng áng, phụ giúp mẹ nuôi bố, nuôi đứa em đi học. Trung còn nhớ ngày bé, khi có ai hiếp đáp Trung, Trung toàn về mách chị, chưa bao giờ chị để Trung chịu thiệt thòi với người. Chị từng bảo: " Nhà mình có đủ ăn đủ mặc thôi em à, không giàu có như ai đâu. Em gắng mà học, không phụ bố mẹ cực nhọc, em nhé!" Nhớ đến đó, mắt Trung như nhòa đi trong nước mắt. Trong cơn ngủ chập chờn, Trung còn thoáng thấy dáng chị gém góc màn cho Trung...
Rồi Trung có bạn gái. Bạn gái Trung là dân thủ đô, học cùng lớp, xinh đẹp và khá giả. Ai cũng bảo Trung may mắn lắm mới có được người yêu như thế. Trung cũng cảm thấy mình may mắn quá khi quen được Huyền. Huyền bảo Trung, khi nào đi học, Trung qua đèo Huyền đi học cùng. Dĩ nhiên, Trung mừng lắm, cái cảm giác được chở người yêu xinh như mộng từ căn biệt thự tại đường thành phố lớn, mà Huyền cũng chẳng nói năng gì về chiếc xe đạp theo Trung ba năm nay. Huyền ngồi sau hát giọng ngọt lịm, đôi khi choàng tay ôm khiến cho bao chàng trai phải ghanh tỵ, Huyền cũng không ngại nói Trung là bạn trai, hay những khi tan học chờ Trung trước cửa lớp khiến đông đảo mày râu cũng như kẹp nơ phải ồ lên thích thú khi Huyền cười, choàng tay Trung trong cái ngượng chín mặt của Trung. Nhưng cũng vì Huyền, thay vì chở chị ra tận chợ, Trung đành bỏ chị cách chợ bốn, năm cây số để vòng lại chở Huyền cho kịp giờ. Đó là ý kiến của chị: "Mày qua chở bạn mà đi học cho kịp giờ. Bỏ chị đây được rồi. Chị gánh rau ra chợ, biết đâu dọc đường có người lại hỏi mua." Rồi chị nhảy thót xuống ba-ga xe đạp, cái dáng nhỏ gánh rau đi trong làn xe cộ, tiếng rao xa dần...Trung lo Huyền chờ, không nghĩ ngợi thêm, cậu quay đầu xe đạp lại vội vã đạp nhanh đi...

Huyền và Trung quen nhau được gần hai, ba tháng gì đó, cũng hai, ba tháng qua, chị đã phải đi bộ bao nhiêu cây số để đến chợ, có những khi bận chở Huyền đi ăn kem, đi uống nước, chị đành gánh hàng không về tới tận nhà. Đến tối mịt, Trung mới về nhà. Chị vẫn hỏi han Trung hẹn hò ra sao, không hề có chút tức giận. Đôi khi Huyền giận dỗi, chị còn bày cho Trung viết thư xin lỗi thế nào. Văn chương chị tuôn ra hay và mượt mà lắm! Sinh viên sư phạm văn mà lại, nghĩ đến đó, nụ cười chị tắt hẳn, còn lại cái cười sượng ngắt đi. Chị giấu nhẹm đi chuyện phải đi bộ bốn, năm cây để ra chợ cho mẹ đỡ mắng Trung. Chị còn ráng nhịn chi tiêu cá nhân cho Trung thêm tiền bỏ túi, lý do của chị: " có người yêu rồi! Có thêm đồng trong túi cho anh đỡ mất mặt! Tau không cần xài đến nó! Anh giữ mà xài! Mà đừng có bảo mẹ là tau cho anh, mẹ lại lo."
Trung cảm thấy mình hạnh phúc, khi có người yêu vừa đẹp, vừa giàu lại không chê Trung với chiếc xe đạp cà tàng rít thắng như tàu lửa này. Có lẽ Trung hi vọng quá nhiều, khi mọi chuyện vỡ lẽ, Trung lại càng thất vọng nhiều bấy nhiêu...
Chủ nhật, Trung được nghỉ, Huyền bận không đi chơi. Trung chở chị ra chợ rồi gánh phụ chị đi bán. Chị cứ giục: "Anh ra ngoài chờ tau. Nhỡ lại gặp bạn anh thì mất mặt anh lắm!" Trung cười: "Gớm, nhà mình nghèo, mình bán rau, chứ có cướp giật ai đâu mà mất mặt." Rồi chị cũng cười, vỗ lưng: " À, thằng này khá!" Trung học theo chị rao: "Rau đây! Rau sạch đây!" Nhưng giọng Trung khản đặc, chẳng lảnh lót như chị, chị phát cười lên sặc sụa. Hai chị em vừa đi vừa cười, vừa rao, cũng bán được kha khá cho những người quen mà ngày trước chị bán đã quen với rau sạch không thuốc của nhà Trung. Nhưng cho đến khi...
Trung bất chợt giật mình gặp Huyền và đám bạn nhà giàu của Huyền tại chợ. Bất giác một đứa tri hô lên:
- Á! Trung! Bồ của con Huyền bán rau kìa tụi bây!
Trung cuối mặt, tay nắm chặt cái gánh trên vai, chị vội kêu Trung đưa đây, khẽ bảo nho nhỏ Trung: " Anh cứ bảo là gánh phụ tau thôi, không quen biết tau, nhanh đi!" Trung vẫn im lặng, chị thúc tay vào hông Trung lần nữa, nhưng Trung như bị tạc tượng, không nói gì thêm. Huyền đánh vào mặt Trung một cái nhìn lạnh lùng, quay sang bảo tụi bạn:
- Ối dào! Tau quen nó để cho vui, xây dựng hình tượng người đẹp yêu sinh viên nghèo thôi...