Duck hunt

Cho tôi 1 vé tốc hành ra khỏi trường Xây Dựng

Posted at 28/09/2015

165 Views


( - Tham gia viết bài cho tập truyện "Chuyện đời sinh viên")
Vì tương lai đang ở trước mặt, phải chiến đấu...SẼ RA TRƯỜNG CHO DÙ PHẢI ĐI BỘ!
***
Ngày xưa, đọc ké báo của bố, xem qua phim ảnh, thấy cuộc sống sinh viên sao mà buồn cười quá. Khổ sở, túng thiếu, bần cùng, loay hoay cũng chỉ mỗi mấy chuyện ăn - ở - sinh hoạt. Nào là gội đầu bằng xà phòng giặt, ăn 1 thìa cơm – nửa hột lạc, đến khi ngủ cũng phải ôm khư khư cái cặp... vì thậm chí phơi cái "khố rách" qua đêm cũng có thể bị mất. Kham khổ, vất vả...nhưng phảng phất trong đó là những gam màu tím ngây thơ trong sáng của tình yêu. Nhẹ nhàng và lãng mạn. Nghèo nàn về vật chất nhưng chan chứa tinh thần. Ôi sinh viên - Tôi cười đến đau cả ruột, nhưng trong lòng lại thầm khao khát được là 1 trong số những câu chuyện vui tươi hài hước đó...gửi gắm ước mơ trên những chuyến tàu mang tên ngôi trường Đại Học...

Đến khi đỗ bến đại học, tôi mới biết sinh viên không chỉ có mỗi ăn - ở - chơi bời – bạn bè – yêu đương. Họ còn phải học nữa. Hình như phim ảnh không nhắc đến khoản này thì phải. Hoặc có khi phim thời xưa khác, còn phim thời nay thì...tôi cũng không rõ lắm vì mấy năm sinh viên rồi có biết xem phim truyền hình là gì đâu?
"Sinh viên là tương lai của đất nước! Nhiệm vụ của sinh viên là học tập để xây dựng đất nước!"
Là 1 sinh viên trường Xây Dựng lại càng gần với cái "nghĩa đen" của câu khẩu hiệu trên.
Đúng rồi, để xây dựng đất nước, một người kỹ sư xây dựng không chỉ cần có dao xây, gạch vữa...Họ cần phải được trang bị cả 1 hệ thống tư tưởng Mác – Lê Nin cùng với những kiến thức cao siêu về pháp luật hay nghệ thuật quốc phòng. Tất nhiên, những khối lượng kiến thức này ngốn 1 số đơn vị ram chẳng đáng gì so với đống bê tông – cốt thép hay nền móng – những món ăn khô khan và cứng nhắc mà những sinh viên trường xây sẽ chẳng thể nào quên được!
Hôm trước vừa vô tình đọc được trang nhật ký của một người bạn, anh ấy có kể lại những tâm sự chân thật khi...thầy thông đồ án:
"...nét mặt thầy đăm chiêu hằn lên lớp da đồi mồi. Nhìn thầy thật hiền. Chắc thầy năm nay cũng chạc tuổi bố tôi. Những sợi tóc bạc bết mồ hôi, thỉnh thoảng nhỏ vài giọt lên trang vở của tôi, dường như thầy đang suy nghĩ lung lắm. Thế rồi tôi thấy thầy cười – nụ cười như mùa hè tỏa nắng – rồi thầy hỏi: "Sao mặt bằng dầm 4 nhịp mà mặt cắt lại có 3 nhịp hở em?" – Tôi ngạc nhiên đáp: "Ơ! Thưa thầy em cũng không để ý, em chép đúng như trên bảng mà thầy?" – Thầy lạnh lùng đáp: "Thấy sai mà cũng chép à?" – Tôi ú ớ...rồi thầy chẳng để tôi kịp ú ớ thêm câu nào nữa, thầy lặng lẽ vo tờ đồ án của tôi, trên đó có 1 chữ ký...chữ ký của thầy...cái chữ ký của lần thông trước mà tôi đã đánh đổi bằng 5 đêm thức trắng...Rồi chữ ký biến mất sau nếp gấp giấy...Thầy vẫn tiếp tục vo...mắt tôi cứ hút theo cái chuyển động nhẹ nhàng của thầy...vo tròn...quay tròn...đến khi nó chỉ còn bé bằng trái bóng bàn thì thầy búng nó ra ngoài cửa sổ..."
Tôi đến thăm người bạn vào tối hôm đó. Tôi mang trả anh tập đồ án – cái tập đồ án mà thầy chẳng kịp xem lấy 1 trang, chỉ kịp xé...Hiện anh đang trong tình trạng sức khỏe yếu và bị khủng hoảng tinh thần nặng nề. Anh ngồi 1 góc trên giường và lẩm bẩm 1 vài câu khó hiểu: "...mặt bằng...dầm 3 nhịp...cốt chịu lực...mô men uốn.....