Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Nợ đời

Posted at 27/09/2015

171 Views


- Xem nào để u ngắm kĩ hai thằng xem có làm sao không?
Bà Thao ngắm nghía hai đứa con trai từ đầu đến chân rồi lại từ chân lên đến đầu. Ui chao đen như củ tam thất, nhưng được cái chững chạc, đúng là bộ đội cụ Hồ có khác, rèn đâu ra đấy, rắn rỏi chứ không như cái ngày mới nhập ngũ mặt còn lông tơ. Ngắm chán thì bà sờ nắn xem chúng có làm sao ko. Sờ đến thằng Li bà giật mình đụng phải mấy vết sẹo lồi rõ to. Trời ơi con bà bị thương đầy mình thế này. Thấy mẹ xót xa cả hai thằng bật cười.
- Không sao đâu u, mấy cái vết ấy đem về làm kỷ niệm của thời chiến tranh ấy mà
- U chúng mày, vết thương đầy người mà chúng mày nói cứ ngon ơ như ăn óc chó ấy. Tổ cha cái thằng Mỹ - Ngụy đúng thua là đáng đời, xuýt nữa thì làm con bà mất mạng.
Bà cứ chu chéo lên chửi. thằng Chung vỗ vai mẹ an ủi
- Thôi u ơi nhà mình về được cả hai thế là phúc lớn lắm rồi, còn khối người bỏ xác nơi chiến trường kia kìa. chúng con đi nốt vài năm nữa rồi về hẳn lúc ấy u hết lo.
- U xin anh em mày. còn đi gì nữa. lần này tao rứt khoát không cho đứa nào đi nữa, chiến tranh hết rồi còn đánh nhau với ai, về lấy vợ rồi đánh nhau với mấy mẫu ruộng khoán ấy.
- Hihi chúng con đùa u thôi. chúng con không xin đơn vị cũng cho ra quân rồi.
Bà Thao bật khóc, bà khóc như mưa như gió. khóc vì mừng vui, khóc vì các con bà từ nay không phải xông pha nơi hòm tên mũi đạn nữa.
Bà sai thằng Tý, con Mận, con Mão đuổi gà bắt thịt, tiếng hô hoán vang động khắp xóm, bà con nghe tin cũng lục tục kéo sang chật kín nhà. mừng mừng tủi tủi, người hỏi người chào cứ ầm ỹ cả lên. Cuối cùng mâm cơm cũng được bưng lên đặt ngay ngắn trên bàn thờ. bà run run thắp mấy nén hương rồi xuýt xoa kính cáo tổ tiên rằng hai thằng cu nhớn cu bé nhà bà đã về các cụ linh thiêng thì về nhìn mặt hai cháu. Khấn song bà mời mọi người ở lại vui với mẹ con bà. Mấy mâm cơm toàn rau ấy vậy mà vui đáo để đánh vèo một cái đã hết trơn, cơm song chuyện râm ran đến khuya rồi ai về nhà nấy.
Cuộc sống bình thường cứ nhẹ nhàng trôi đi bà Thao cảm thấy mình thật hạnh phúc. Năm 79 bà gả vợ cho thằng Chung, rồi hơn năm sau đến thằng Li, con Mão, con Mận cũng lấy vợ lấy chồng hết, chỉ còn thằng út là tham gia nghĩa vụ đóng quân ở biên giới phía Bắc, năm thằng Tàu tràn quân sang đánh may mắn nó vẫn nguyên vẹn. Té ra nhà bà phúc cũng đâu mỏng. Có lẽ mả các cụ táng vào chỗ được đất hay sao ấy, nên bao lần sóng gió rồi lại bình yên. Bà vô cùng mãn nguyện. thôi thế là ăn nhau ở hậu vận, bà cứ lẩm bẩm tự an ủi mình cố gắng ăn ở cho phải đạo thì cũng lại gặp may mắn mà thôi.
Nhưng thói đời đâu có chiều theo lòng người, các con bà bây giờ cũng đã đủ cơ ngũ, mỗi đứa đều có gia đình, đều mải làm ăn vun vén cho hạnh phúc của riêng mình, bà lẩm nhẩm mừng thầm cho các con.. Thời gian thấm thoắt, ngoắt cái bà đã bước qua cái tuổi thất , rồi bát thập cổ lai hi, cái tuổi xế chiều gần đất xa trời. Ở gần bà có vợ chồng thằng Ly, chúng nó ở riêng tại ngôi nhà của tổ tiên để lại, Bà thao ở trái nhà ngang. Càng về già bà càng không hợp với các con có lẽ do những năm tháng khốn khó làm con người bà cũng kỹ tính hơn nhiều nên thi thoảng nghe vợ nó chửi mắng con nó bà lại cảm thấy lộn tiết cứ như nó đang réo chửi mình. Sao mà nó lai hay chửi con và chửi tục thế cơ chứ, bà cứ nghĩ cái thời bà lạc hậu ít học thì đi một nhẽ, đằng này nó có ăn có học mà cứ lúc nào tức lên là nó réo " tiên sư chúng mày, lũ mất dạy", mà nó chửi đâu có ít. Đã mấy lần bà gọi sang góp ý thì nó bặm trợn kêu đó là việc riêng nhà nó, bà đừng can thiệp không chúng nó mất dạy hết. bà bảo
- ngày xưa u đâu có dạy chồng chúng mày mà chúng nó cũng có sao đâu
- thế nên bây giờ mới không ra cái gì, nghề nghệp thì không có, đi bộ đội song về phục viên vì ít học nên đành hít đít con trâu, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Tay với cẳng cứ trái giớ trở trời thì lại rên la ầm lên sốt hết cả ruột.
Bà biết có nói cũng phí nhời lên mặc thây cha chúng nó. Con vợ thằng Li cũng đáo để nó biết bà còn ít vốn riêng khi đi chợ liền dỗ ngon dỗ ngọt:
- Thôi u ạ, u già rồi nghỉ chợ đi, gớm mấy cái quạt bán được đáng bao lãi. cứ đi qua đường rồi xe ô tô nó xô phải thì khổ. U để đấy con gom bán nốt rồi sang ăn với nhà con và các cháu. Già rồi mà cứ vậy hàng xóm họ cười cho.
Bà nghe bùi tai, còn bao nhiêu vốn liếng bà dồn hết đưa cho nó. Một thời gian sau bà hỏi xem hàng họ thế nào nó kêu:
- Gớm ba cái quạt rách của bà ai thèm mua, con cho hết rồi
- Ơ hay sao chị lại nói vậy. năm sáu triệu bạc của tôi chứ đâu có ít mà chị kêu là không đáng là bao
- U buồn cười, u già rồi nên lẫn hay sao mà kêu là năm sáu triệu, chẳng lẽ con dựng chuyện lên hay sao. Bà nói vậy đổ tiếng ác cho con cháu bà không sợ quả báo à.
- Con nhà mất dạy, mày phá vốn của bà bây giờ lại bảo bà quả báo. Chúng mày cuốn xéo khỏi nhà bà ngay.
Con vợ nó trừng mắt:
- Bà không phải đuổi, nhà này là của cha ông tổ nghiệp để lại cho con cháu bà là đàn bà làm gì có quyền.
-Lời qua tiếng lại bà tức quá về nhà nằm vật ra giường bỏ ăn vì tiếc của. đã thế chúng còn bảo nhau cấm vận cho bà ấy biết tay. Thằng Li nghe vợ cắt hết điện không cho bà dùng, một ngày, rồi bốn năm ngày chúng cắt điện giữa mùa hè. Bà tức mà không làm gì được đành vậy thôi chứ biết kêu ai. Bạn của bà biết chuyện đi chợ gặp con vợ thằng Li bèn gọi ra bảo:
- Các cháu làm vậy là không được, bà ấy già rồi, ai lại cắt điện của mẹ giữa trưa hè phải tội chết đấy
- Nhưng u cháu lắm điều lại còn hay dựng chuyện
- Thôi cháu ạ, nghe thím đừng làm thế, mẹ già thường lẩm cẩm, cháu về bảo chồng đóng điện cho mẹ cháu không làng nước biết họ chê cười chết.
- Vâng, cháu sẽ bảo chồng cháu.
Thế rồi chúng bảo nhau giập điện. Bà Thao ức lắm liền gánh gồng ra nhà thằng con trai trưởng, Bà mẹ vợ nó bị gẫy chân nên chúng đem về chăm ở nhà trên, con vợ nó bảo con
- Chúng mày dọn cái trái nhà ngang cho bà xuống ở tạm, khi nào bà ngoại về thì bà lên nhà trên.
Ơ hay nhà nó làm gì có nhà ngang, có chưng thì ngày xưa nó xây chuồng để nhốt mấy con trâu, sao bây giờ nó lại sai con nó dọn cho bà ở, thế ra nó cho bà ở chuồng trâu nhà nó à. Khốn nạn cái thân bà, đẻ con ra biết bao vất vả, một thân một mình lăn lộn nuôi con khôn lớn, Trẻ cậy cha, già cậy con vậy mà... bà thở dài đánh thượt rồi tong tẩy quang gánh về nhà. Vợ chồng thằng Chung chèo kéo thế nào bà cũng không ở lại.
Bà Thao lại về cái chỗ mà vốn dĩ biết rằng ở đó bà còn có một cái gì đó tự do, cuộc sống tuy tằn tiện nhưng cũng không đứa nào khinh bà được. thật khốn nạn đêm nằm bắt tay lên chán mà không sao ngủ được, không biết kiếp trước bà làm gì nên tội mà kiếp này bà phải gánh chịu quả báo. Vợ chồng thằng Tý thương mẹ cũng mời bà ra mấy lần, nhưng con vợ nó tính nóng cứ dạy con không được là chu chéo ầm ỹ lên. Bà chạnh lòng nên cũng không thể ở được. Hai cô con gái lấy chồng làng bên thì bận tối tăm mắt mũi năm thì mười họa mới về thăm mẹ. Bà đành làm bạn với cái đài orionton cổ lỗ xĩ, mất mấy ngàn tiền pin là nghe cả ngày cả đêm. Năm bà vào tuổi tám nhăm thằng Li gọi người cắt bán mảnh đất ngay đầu ngõ, bà không đồng ý dù sao cũng là đất ông cha tổ nghiệp để lại sao có thể cắt bán dễ dàng được, nó chẳng nói chẳng rằng lấy mực ấn tay bà vào rồi dí vào tờ giấy, bà vùng vằng giẫy ra, nhưng bà lão tám nhăm sao có thể cưỡng lai đôi tay lực lưỡng của đứa con mất dạy kia cơ chứ, nước mắt bà tứa ra, bà khóc khóc như mưa, khóc cho cái thân khốn nạn của bà. Khóc cho sự uất ức. Giá mà có thể chết ngay bà cũng sẽ chết. Thằng Li bán đất được mấy chục triệu không biết anh em nó chia nhau thế nào chỉ biết nó cho bà được năm triệu để gửi tiết kiệm. Bà chẳng thiết gì cả. Mấy lần bà thao cũng có ý định tự tử. Bà mua sẵn cái dây thừng lúc nào thuận tiện ra bờ sông buộc cục đá vào chân rồi nhày xuống cho hết kiếp khổ. Biết tâm sự của bà như vậy bà bạn thời hoa niên khuyên bà không nên nghĩ quẩn . Các con bà dù sao cũng do bà đẻ ra, có thế nào chúng cũng là giọt máu của bà, bà làm vậy thì xong đời bà nhưng chẳng lẽ đẩy tiếng ác cho con cho cháu hay sao, rồi bia miệng tiếng đời biết bao giờ chúng gột sạch. Mình làm mẹ sinh ra con kể cả chúng điên dại cũng còn phải nuôi huống hồ đằng này chúng cũng chưa bị như vậy. rồi chúng sẽ nghĩ được ra thôi.
Nghe lời bạn bà Thao đành mặc kệ đời muốn đến đâu thì đến. Ngày ngày bà vẫn lọ mọ trồng mấy cây rau để thêm phần cho bữa ăn hàng ngày. Tuổi mỗi ngày một cao cái lưng mỗi ngày thêm đổ gục xuống, có lần bà đi cầu tiêu sơ ý trượt chân ngã nằm bất tình tới vài tiếng, lúc lâu mới hồi lại cố lết mãi cũng lần được vào nhà, căn nhà bé tý mà sao bà cảm thấy nó mênh mông là vậy. với tay mãi mới được lọ cao xoa vào chỗ đau. Bà nằm mất mấy ngày chẳng dậy nấu được cái gì ăn. đành nhịn đói. Mà sao không để bà chết đi cho xong, lại cứ bắt bà thọ mãi như vậy làm gì. Có phải trời muốn đầy bà hay không? Hay bà còn mắc nợ gì kiếp trước, bà ngồi ôm gối nhìn chân chân vào khoảng không vô định chẳng biết đến khi nào thì được giải thoát và trả hết nợ đời.
Nguyễn Đình Vinh
 







....