Họa sĩ
Posted at 27/09/2015
154 Views
Viết cho Ba. Người mà con chưa có cơ hội gọi.
Viết cho một người bạn. Mong bạn và Ba bạn sẽ mong chóng vuợt qua tất cả (NHNY).
Viết cho Bản thân nếu sau này làm Ba.
***
Ngày đầu mùa thu khiến cho con người ta trở nên lười biếng vô cùng. Cảm thấy những chiếc lá bẻ bỏng cũng khác gì hơn. Lười quang hợp nên trở thàng vàng úa. Lòng người bỗng chùn lại tạo riêng cho mình một góc khuất, làm những việc mà bản thân luôn đổ lỗi cho từ "Bận ". Họa sĩ của tôi cũng không ngọai lệ. Ông biến những điều phi thực tế trở nên thực tế. Những giấc mơ trở thành sự thật. Nhưng là chỉ ở mùa thu mà thôi. Thần tượng của tôi - lá vàng úa, ông lại xuất hiện đễ vẽ những giấc mơ...
Những người nghệ sĩ thường có những đức tính kì lạ. "Người ấy" cũng không ngọai lệ. Có khi 11 – 12h đêm ông đánh thức và cho tôi xem bức tranh một câu bé trai hai tay chống cằm với khuôn mặt bầu bỉnh. Cái nhìn lém lỉnh thông minh. Chợt có giọt nước làm nhòe màu áo xanh thiên thu của nhân vật chính – Ngẩng mặt lên ánh mắt hệt trong tranh tuôn lệ. Gịot nước mắt bên phải - nói với tôi: "Con tôi đó chú"...
Góc khuất người đàn ông vốn dịu dàng và ngọt ngào biết bao khi nhắc đến con mình. Tôi cũng là đàn ông vốn sau này sẽ thành người cha nên dành thời gian học hỏi cũng không tệ, đối với "Thần tượng" tôi càng nên như vậy. Thế là dành cả đêm cho người bạn bất đắc dĩ.
Ông kể đứa con trai năm nay cũng tầm 7 8 tuổi rồi, lanh lợi và họat bát lắm. Người vợ thì từ bỏ ước mơ nhảy múa trên sân khấu. Ông bảo cô ấy yêu ánh đèn biết bao, yêu những đôi giày và những bài hát. Khi còn bé ông thường vẽ những vũ công với những chiếc đầm xòe tóc búi cao. Bay trên sân khấu hòa vào ánh đèn. Và ước mơ của ông thành sự thật. Cô là một vũ công. Nhưng cô yêu thích việc làm Mẹ và làm Vợ hơn hẳn. Những đôi giày được cất đi. Thay vào đó là tạp dề, những quyển sánh nấu ăn. Vốn trách bản thân ham vui quá đà mà chạm vào nỗi đau vô tội của "Người ấy" tôi hỏi câu hỏi theo phản xạ có điều kiện: "Thế cô vợ và cậu bé ấy đâu rồi?". Cuộc đối thọai của hai người đàn ông tạm dừng đôi giây nhưng thấy như vài thế kỉ...
"Đi ra Hà Nội với gia đình bên ngọai rồi Chú. Trước khi đi họ bảo tôi ở lại để thực hiện ước mơ. Kiếm thật nhiều tiền và giúp cô ấy trở về với sân khấu. Cô ấy yêu tôi nên từ bỏ giấc mơ. Tôi yêu cô ấy nên sẽ giúp cô ấy thực hiện lại giấc mơ đó. Cảm giác thấy người mình yêu được hạnh phúc và nụ cười cô ấy cùng giọt nước mắt khi điệu nhạc vừa ngừng lại. Nó tuyệt vời lắm chú ạ. Đó là khỏang khắc tôi thấy cuộc sống này thật tươi đẹp sau khỏang khắc tôi được sinh ra.... " Âm thanh bổng nhỏ dần. Tôi chìm vào giấc mơ, trên sân khấu những cô vũ công thệt tuyệt vời. Thêu dệt những câu chuyện huyền bí...
Trời cũng vừa sáng. Tôi hớ mồm: "Kể tiếp đi chú con vừa chợp mắt xíu". Cảm nhận bản thân mình thật vô duyên hết sức. Tới chăn trước khi đi còn đắp cho mình mà trọn vẹn câu chuyện vẫn chẳng nghe chú kể hết. Haizzzzz. Ngày mới lại bắt đầu đây.
Và có vẻ không phải trọn vẹn.
Bên kia tường những tiếng lọc cọc đều đặn thi nhau vang lên. Tựa như tiếng đóng đinh vào chiếc đầu tội nghiệp. Đáng ghét chết đi được. Mặc vội chiếc áo sơmi nhăn nheo, dự là sẽ cho tên kia biết tay nhưng đứng hình khỏang trăm giây. Một chú bác khỏang 50 tuổi với căn phòng bày bừa đầy giấy vẽ nói chuyện với con trai mình và đang chơi trò đưa tín hiệu với nó ....
"Thôi ba hỏi nè. Không chơi nữa. Con đã làm bài tập chưa?"
"Con đi học có vui không?"
"Con trai ngoan. Không được đánh nhau đâu đó. Dù như thế nào cũng nên dùng cách nói chuyện và đừng dùng sức mạnh..."
"Ba vẫn khỏe. Ừ! Ba vẫn vẽ tranh. Ở nhà với mẹ nhớ ngoan đó. Thôi thôi đừng bắt mẹ con làm gà rán. Cực lắm. Khi gặp ba mua cho"
"Chào con ba thương con lắm. Nhớ học giỏi và nghe lời mẹ đó"
Chợt nước mắt tôi lăn dài trên đôi gò má. Tình yêu của một người cha thật tuyệt vời. Có ba bên cạnh, dù trời có sập con vẫn thấy bình yên. Rồi cảm thấy đáng thương cho "thần tượng" của tôi biết bao!
Ông ra hiệu mời tôi vào phòng...