Old school Easter eggs.

Chơi vơi xứ người

Posted at 27/09/2015

198 Views

Trời nhiều mây và có thêm chút gió, làm không gian lạnh lẽo gấp bội. Khi vừa đặt chân đến cổng của dãy nhà, tôi đã nghe vẳng đâu đó tiêng chuông, tiếng mõ, tiếng cầu kinh. Đi theo bác chủ nhà đến cuối hành lang, chúng tôi bắt gặp một căn phòng nhỏ giờ trở nên chật chội hơn bởi xung quanh có rất đông người Việt đang đứng. Ai cũng trình tự xếp hàng, trên tay cầm một bông hoa để chờ đến lượt đi ngang qua chiếc quan tài đang được đặt trang trọng giữa phòng, lung linh ánh nến. Tôi lẳng lặng đứng trong dòng người ấy, nghẹn ngào.
Sau khi được khâm liệm, quan tài được đưa đến nơi hỏa tang theo di nguyện của gia đình bác Hồng. Từng dòng người cứ mỗi lúc đông lên, cùng xếp hàng nguyện cầu cho bác lần cuối. Thật sự xót xa lúc nghe dòng điếu văn buồn thảm, nơi sinh và nơi tử cách nhau muôn trùng. Con người ai cũng một lần sinh ra và một lần chết đi, sẽ buồn biết bao khi phải nằm xuống nơi đất lạ quê người. Phải chăng đó là hoàn cảnh chung của những kẻ một lần ra đi, những kẻ trót nặng nợ với cả hai nơi, một nơi mình đã sinh ra và lớn lên, còn nơi kia đã cưu mang mình trong tháng ngày lưu lạc. Tôi nghe xung quanh có nhiều tiếng nấc nghẹn ngào, theo đó là những dòng nước mắt tiếc thương như quánh đặc cả không gian lúc cánh cửa buồng hỏa thiêu khép lại. Vợ bác đã như ngất lịm đi, từ đây âm dương cách biệt. Kiếp người mỏng manh giờ trở về với nắm tro tàn, khép lại cuộc hành trình nhiều biến động với thời cuộc. Theo tâm nguyện của bác Hồng, tro cốt của bác ấy sẽ được mang về quê nhà Sa Đéc và sẽ được rải trên dòng sông chảy qua làng. Kẻ giàu sang thì muốn mồ yên mả đẹp, muốn được nguyên vẹn hình hài thiên thu mãi mãi, còn có người lại chỉ muốn trở về đúng kiếp cát bụi; không mong chờ một nhà mồ yên ấm, chỉ mong được phiêu diêu tự tại, hòa cùng dòng nước, quyện trên ngọn cỏ, cành cây nơi chôn nhau cắt rốn. Một chút tâm nguyện của kẻ tha hương lúc cuối đời thật nhỏ nhoi và đáng quý. Ai chia ly rồi mới biết chờ mong ngày tái ngộ, ai đi xa cũng muốn được trở về dù khi đi là thanh niên thiếu thời, còn ngày về là nắm tro tàn, nguội lạnh. Hành trình lưu lạc của một người tha hương đã kết thúc.
Tôi chưa bao giờ nghĩ cho mình một kết thúc như thế. Thật nhẫn tâm khi một chàng thanh niên ngoài hai mươi tuổi đã vội lo sợ cho một sự kết thúc.
Trên đường về, tôi đã hỏi bác chủ nhà :
- Nếu được chọn lựa, bác mong muốn mình ở đâu lúc nằm xuống ?
- Quê hương...
Hai tiếng lấp lửng ấy, đáng ra tôi nên hỏi thêm, vì nước Pháp cũng là « quê hương » của bác đấy thôi, bác ấy vẫn là một công dân mang quốc tịch Pháp hẳn hoi mà. Tôi hiểu và tôi biết « quê hương » mà bác ấy nhắc tới. Trả lại xung quanh sự im lặng, sâu lắng và nỗi đau mất mát trong từng con người, chiếc xe vẫn bon bon trên con đường từ ngoại ô về thành phố.
Mỗi người ai cũng có một số phận và một hành trình riêng. Có kẻ chạy trốn vì lí do này, có kẻ sợ đối diện vì một nguyên nhân khác. Thế nhưng không ai là tránh khỏi kết cục chờ đợi ở cuối con đường, một lần sinh ra, một lần chết đi. Chẳng biết có một thế giới nào đó bên đường ranh giới sinh tử đó không, chẳng biết có những con đường tiếp nối cho những kẻ tiếp tục chối bỏ thực tế của bản thân mình hay không ; chỉ biết rằng bây giờ ta đang sống. Thời gian và tuổi trẻ cứ thế song hành trôi đi, tôi đang lãng phí nó.
Yuting đã gọi cho tôi, có cả thảy ba cuộc gọi nhỡ, cùng một cái tên ấy. Có thể cô ấy cần tìm tôi, khả năng là cô ấy muốn thông báo gì đó cho tôi ; cần có sự liên hệ giữa kẻ siêng năng và lười biếng. Tôi không quá ngốc ngếch để biết mình cần sự liên hệ ấy, tôi không phải là một kẻ bạc bẽo đi lợi dụng người khác. Tôi thấy mình chưa bao giờ nghiêm túc hơn lúc này. Tôi quyết định gọi cho cô ấy.
[1'> Một khu mua sắm nổi tiếng ở Paris.
[2'> Một vài khu phố sầm uất về đêm của Paris.
[3'> Tiếng lóng có nghĩa : sử dụng, dùng.
[4'> Tên một cây cầu bắt qua sông Seine.
 






....