Bệnh viện u ám

Posted at 28/09/2015

244 Views


(Giải Nhất - Cuộc thi Viết truyện Kinh dị) Hay có ai đó đang trốn dưới giường của mình?
Nếu thật là như vậy, tôi có nên kiểm tra hay không? Nghĩ đến đây, tôi sởn hết cả da gà, chân tay lạnh toát.
***
Cốc ... cốc ... cốc ...
Như biết chắc chắn hành động gõ cửa chỉ mang tính ra hiệu có người sắp vào, cánh cửa phòng bệnh số 2 ngay lập tức mở ra. Cô y tá với dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt hết sức xinh đẹp bước đến giường của tôi. Lướt qua tôi, rồi chăm chú đọc bệnh án, cô nói:
- Em tên Duy phải không? Viêm răng đến phát sốt, để lâu ngày không đi khám nên chọc vào đến tủy. Phải nằm trong bệnh viện một tuần đấy em ạ, ngày nào cũng tiêm 2 mũi sáng chiều, truyền một chai dịch và uống thuốc sau 2 bữa chiều tối nhé.
Dứt lời, cô đính tờ bệnh án của tôi đầu giường. Nằm ôm miệng nhăn nhó, tôi lồm cồm bò dậy xem mặt mũi tờ giấy như thế nào. Cột ngày tháng, cột nhiệm vụ, tiêm hay truyền bữa nào là tích vào ô trống bên phải bữa đấy, sắp xếp trật tự logic và thảnh thơi. Thôi xong, phen này không trốn tiêm được rồi!

Thở dài ngao ngán, bỗng chốc tôi phát hiện ra một bác gái ngồi ở giường bên cạnh đang nhìn mình chăm chú. Thấy tôi đáp trả ánh mắt, bác cất tiếng:
- Cháu mới vào viện sáng sớm này à? Bác thì ở đây được hai tuần rồi, thằng con trai bác gặp tai nạn xe máy, rụng mất mấy cái răng, khâu cả trăm mũi trên mặt, nằm ở khoa Răng hàm mặt này, may là vắng còn được nằm cái giường tử tế, chứ sang khoa khác, chung đụng với các bệnh nhân nữa chắc mặt nó không bao giờ lành lặn mà về mất.
Nhìn cháu còn ngồi dậy được thế này, chắc cháu cũng bị nhẹ thôi đúng không, chắc không phải nằm viện lâu đâu nhỉ.
Liếc sang chàng trai đằng sau bác, anh ta đang nằm im chờ truyền hết chai nước, trên mặt chi chít những dải bông băng che đi mũi khâu, nhưng thấp thoáng đâu đó vẫn nhìn ra những đường chỉ hằn lên trên vết thương bầm tím. Tôi rùng mình. Đi trên đường va chạm xây xát đã đau, đến bệnh viện khâu chằng chịt như vá áo thế này, chắc anh ta từ nay về sau cạch ra đường mất!
***
Cả buổi sáng cho đến trưa, tôi cứ nằm trên giường nhìn thẳng lên trần nhà, không dám ngọ nguậy vì sợ chạm vào chỗ sưng to gần bằng quả ổi trên má, lòng sốt ruột đợi mẹ mang sách vào đọc mà lâu quá.
Đến trưa, một cô y tá khác mang cốc cháo vào, dặn là phải ăn ngay để còn tiêm thuốc. Cô y tá này khác hẳn cô ban sáng, béo ục ịch lại còn nhăn nhó khó chịu, khiến tôi thất vọng hoàn toàn vì nghĩ rằng nếu bác sỹ y tá trong bệnh viện này xinh đẹp hết chắc mình sẽ ngoan ngoãn nằm trong này điều trị. Ai ngờ ... Đem nỗi lòng của mình vào bữa trưa, tôi ngậm ngùi húp mấy thìa cháo rồi bỏ một nửa.
Khi cô y tá quay lại, thấy bệnh nhân "chê" ăn, bèn nặng tay tiêm cho tôi một mũi đầy đau đớn. Tôi kêu oai oái, khiến bác gái sáng nay nói chuyện cùng – giờ đang chợp mắt ở chiếc ghế tưa bên cạnh – cũng phải mở mắt nhổm dậy xem chuyện gì. Thấy tôi nước mắt nước mũi giàn giụa, như hiểu vấn đề, đợi cô y tá khép cửa phòng đi ra, bà mới ngồi xuống đầu giường tôi nói nhỏ:
- Có phải cháu bị cô y tá tiêm thuốc đau lắm phải không? Ở bệnh viện này kỳ quái lắm, cả y tá lẫn bác sỹ cứ lạnh lùng, dữ dằn sao ấy. Con trai bác cũng thế đấy, hôm mới vào khâu vết thương, nước mắt chảy như mưa, thế mà có hai cô y tá ngồi cạnh chẳng ai lau nước mắt cho, cứ thế để nước mắt chảy vào vết thương, đã đau giờ còn thêm xót, làm cả bác cả thằng con cả đêm đấy không ngủ vì đau quá. Hỏi ra mới biết, trong bệnh viện vừa có người mất, nên tính tình của ai cũng lỳ lợm ra, không khí càng nặng nề u ám.

Tôi rùng mình. Hai mươi mấy tuổi, lần đầu tiên phải nhập viện điều trị, lại chọn đúng cái bệnh viện bỗng dưng có tin dữ này. Đang bần thần, bác gái lại nói tiếp:
- Nghe đâu có ai treo cổ vào ban đêm, đến khi sáng tỉnh dậy các bác sỹ, y tá khác nhìn thấy hét toáng lên ầm ỹ, làm bệnh nhân trong phòng cũng bị bật dậy theo lao ra khỏi giường, chạy ra hành lang thì cùng nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng. Người ta vội vàng đưa cô ta xuống thì ôi thôi, người ngợm cứng đơ ra rồi.
Bệnh viện này chỉ có khoa răng hàm mặt, làm gì có bệnh nhân nào đến nỗi phải chết đâu, thế nên ai cũng lạ lẫm, hoảng sợ. Bệnh viện cả ngày hôm đó đốt hương, hi vọng cho linh hồn của cô ta được siêu thoát.
- Thế chuyện này xảy ra lâu chưa hả bác?
- Nghe đâu cũng được hơn một tháng rồi đấy, mà hôm nay là tròn 49 ngày đây này. Chắc vì thế mà hôm nay bác sỹ y tá nào cũng trông như mất hồn.
Tôi nghe câu chuyện mà cứ nổi hết da gà. Bình thường khỏe mạnh, cứ nghĩ rằng ngoài xã hội phức tạp khó lường, ai ngờ vào đến bệnh viện – chỗ người ta nghỉ ngơi chưa bệnh – cũng lắm điều đáng sợ đến vậy. Tôi hỏi bác có biết lý do tại sao cô ta tự tử không, bác bảo không biết, chỉ nghe người nhà bệnh nhân giường bên cạnh kể lại thôi, nhưng hôm kia đã được xuất viện rồi.
Là con trai nhưng thần kinh không tốt lắm, tôi xin phép bác nằm nghỉ, nhưng tâm trí nào mà yên ổn giờ này để ngủ. Cứ vậy, cả trưa nằm thao láo, đầu óc cứ quay cuồng chuyện bác gái kể, đã đau răng nay lại còn mất ngủ, càng đau đầu hơn.
Đến chiều, mẹ vào mang cho tôi bát canh xương hầm và đống truyện tranh và báo mẹ mới mua, tôi cảm ơn mẹ rối rít. Canh xương là món tôi thích nhất, nhưng vì răng đau mà húp cũng chẳng còn thấy ngon lành gì.
Mẹ ngồi một lúc rồi cũng phải về nấu cơm cho gia đình, dặn tôi cứ nằm yên trong bệnh viện điều trị, mẹ đã xin nghỉ học cho rồi. Tôi định nói với mẹ chuyện vừa nghe ban sáng, nhưng thấy mẹ cứ vất vả chạy đi chạy lại, lo mẹ lại nghĩ ngợi đâu đâu nên thôi. Thôi thì có báo với truyện mẹ mang vào, nghiền ngẫm chắc cũng đỡ buồn đỡ sợ hơn.
***
Báo Bóng đá mẹ mang vào nhắc tôi nhớ đêm nay có loạt trận đấu vòng bảng cup C1 khiến tôi sung sướng mừng thầm. Trong bệnh viện đã ít người nói chuyện, không có Internet, may là vẫn còn TV để xem, nhưng buổi sáng chiều các bệnh nhân khác cứ đòi bật xem phim Hàn Quốc với game show truyền hình, khiến tôi ngao ngán dồn hết tập trung vào truyện, thì đêm nay, khi mọi người đã đi ngủ rồi, mình tôi sẽ chiếm cả cái TV để thỏa mãn cơn thèm khát thông tin đại chúng.
Hí hửng trong bụng, tôi ăn ngon lành cốc cháo của bữa tối, trong lúc cắn răng đợi tiêm hết mũi tiêm cuối cùng trong ngày, ánh mắt lại âm thầm quan sát. Lại là một cô y tá khác, cô này tuy không béo nhưng mặt cứ lạnh lùng xám ngoét, trông yếu đuối hơn cả bệnh nhân. Cái bệnh viện này ma ám thật rồi!

Tôi thoi thóp trong ngao ngán đợi màn đêm buông xuống, cả thành phố lên đèn. Nhìn qua cửa sổ, bên ngoài cổng bệnh viện, những bóng đèn của ô tô xe máy hắt lên những vệt sáng vun vút, tạo cảm giác ồn ào tất bật. Những người nhà bệnh nhân từ nãy đã bị đuổi về hết, xung quanh tôi giờ này chỉ là những người mặc quần áo giống nhau, người thì nằm im mắt mở to nhìn lên trần nhà, người thì lặng lẽ húp cháo để có sức uống thuốc. Bỗng từ đâu ...
Một bóng áo trắng lướt nhanh qua cửa sổ ...
Tôi quay ngoắt lại, tay ôm bên má đang sưng vù của mình, tay giữ chặt khung cửa sổ, nhìn thật nhanh ra bên ngoài. Lạnh toát người, mà rõ ràng tất cả các cửa sổ trong phòng đều đang đóng kín.Bóng áo trắng vẫn đang đi rất nhanh, thậm chí là như bay vậy. Tôi dùi dụi mắt, tưởng đau quá hóa hoang tưởng. Tức thì, áo trắng đã biến mất trong khu nhà nghỉ dưỡng của cán bộ. Không lẽ, cái bệnh viện kỳ dị này lại có ma sống thật??!
Uỳnh...
Lần thứ hai, tim tôi như bắn ra ngoài. Âm thanh ầm ỹ kia phát ra từ ngay đằng sau lưng, khiến tôi nghĩ ngay cái số mình đến ngày tận thế rồi. Quay người lại, mới thấy một chị ở giường đối diện, bụng to mang bầu, khắp phần bên mắt với má phải bị dán chi chít những gạc băng trắng, phía môi dưới sưng to một cục trông như yêu quái, nhìn tôi đầy ái ngại, khó khăn mở miệng giải thích:
- Xin ... lỗ ... eo, chị ... đựn ...

Polaroid